(HBĐT) - Tiếng đứa con gái của anh vang lên bên tai như một sự đánh thức về một điều gì đó tưởng như quá xa vời: "Trung thu năm nay… mà chẳng thấy bố ỏ ê gì. Con cứ chờ mãi, chờ mãi dài cổ ra”. Tiếng bà nội vọng từ ngoài vườn: "Thì mẹ cháu chẳng đã mua bánh, hoa quả về rồi đó thôi. Em con đã có đèn ông sao còn gì”. Vẫn tiếng đứa con gái nhõng nhẽo, kéo dài giọng: "Bố phải có quà riêng chứ. Gì thì gì con năm nay đã được chọn vào lớp chọn "xịn” của trường. Thành tích đó thưởng dịp Trung thu là đúng rồi”. 

Không cần hỏi, anh vẫn biết nó muốn quà gì rồi. Chiếc xe đạp điện mới chứ gì. Tiếng bà nội tiếp tục vang lên, rành rọt: "Đòi hỏi vừa thôi cháu. Không xem ti vi à, bao bạn ở vùng dịch Covid-19 còn phải đối diện với mất mát đó à. Người thân mất vì dịch, bản thân còn chưa được trở lại học bình kia kìa. Lớn rồi phải biết nghĩ…”. Lại phụng phịu rồi…

Ôi mẹ, lúc nào cũng khuyên nhủ con cháu đúng nơi, đúng lúc. Ừ, lại một mùa trăng, lại một mùa thu mát dịu lại về. Quê nhà đang vùng xanh, an toàn, nhưng nhiều nơi trên toàn quốc đang là "vùng đỏ, vùng cam” phải gồng mình chống dịch. Nếu mải vui quá, chả nghĩ đến ai thì thật không nên. Nhưng đêm qua, trăng tròn, đẹp, hiện hữu là có thật. Lên tầng thượng, ngắm vầng trăng đêm thì thật ngất ngây. Anh bỗng nhớ những con đường làng rợp bóng tre vào đêm thu; trăng sáng vằng vặc, tiếng thân tre kẽo kẹt ngoài bờ mương, gió thổi hào phóng ngút ngàn. Thời chưa có điện lưới, ánh trăng quê nhà nguyên bản sáng, soi đường cho mỗi bước chân về nhà, thắp sáng giếng nước, sân mỗi nhà; thắp lên những ước mơ, khát vọng của bao đứa trẻ. Cánh đồng lúa vào đêm được trăng tưới đẫm ánh sáng, rực lên như những thảm vàng, thảm bạc. Tuổi thơ… không thể quên nổi tiếng trống cà tùng… cà tùng dọc xóm trước Trung thu. Mà cả "tuần Trung thu” xóm làng rộn ràng bởi trống ếch, bởi các đêm tập văn nghệ của các bạn nhỏ trên sân nhà chị phụ trách đội. Mỗi buổi chiều, các bạn nhỏ quét dọn đường làng sạch sẽ. Sân kho hợp tác xã được trang hoàng. Buổi sáng ngày Rằm Trung thu, các gia đình đi quyên góp ủng hộ bánh trái cho thiếu nhi. Bánh kẹo thì không nhiều và phong phú như bây giờ, nhưng hoa quả thì nhiều, ngon, sạch sẽ. Đúng là "cây nhà lá vườn”. Nào chuối tiêu, bưởi đào, ổi chín, na, nhãn, hồng… Ngọt ngào và hấp dẫn. Đồ chơi (đèn lồng, mặt nạ…) cũng đều do các anh chị phụ trách và chính các bạn làm ra. Những "họa sĩ” nghiệp dư dù không làm ra những chiếc mặt nạ mang tính mỹ thuật cao, nhưng lại khá gần gũi với cuộc sống thường ngày với các hình ảnh chú Tễu, hình Tôn Ngộ Không, chú mèo, chú chó, chú lợn; mấy đứa con trai nghịch ngợm còn sáng tạo ra mấy cái mặt nạ kinh dị nấp vào đoạn đường tối dọa mấy chị, mấy bạn gái. Tiếng hét vì hoảng sợ và bước chạy kèm tràng cười khoái trá của bọn trẻ, khiến cuộc vui vui tuổi thơ thật đa dạng. Giản dị, đơn sơ thế mà vui, ý nghĩa. Đêm Trung Thu, lời ca, tiếng hát hòa quyện với tiếng trống ếch khiến đêm như dài thêm, ý nghĩa…

Sau này, về thành phố lập nghiệp nhưng mỗi khi thu về, mỗi dịp Trung thu, anh lại nhớ ánh trăng nguyên sơ quê nhà cùng đám bạn vô tư thời ấy. Trăng sáng và những đứa trẻ hồn nhiên, hòa mình với thiên nhiên trong lành. Đó như là "tài sản” của tuổi thơ, của quê nhà… Giờ, Trung thu thành phố… đủ đầy hơn (bánh trái, đồ chơi…) và tâm trạng đón chờ Trung thu cũng khác. Con gái anh đang tuổi "ẩm ương”, nhưng cũng dần từng bước nghe những tâm tư của bà, của bố mẹ. Cái xe cũ của anh cả vẫn còn đi tốt, chưa vội mua xe mới. Vì có bạn ở nhiều nơi còn khó khăn; chưa đủ đầy đồ dùng học tập, chưa thể có máy tính để học Online. Vì thế mà nhiều trường, nhiều nơi đã tổ chức quyên góp, ủng hộ. Một Trung thu an lành, nhưng không cần quá ồn ào…


Bùi Huy

Các tin khác


THẦY NGƯ!                                   Truyện ngắn của Lam Nguyệt

(HBĐT) - Cúc cu, cúc cu, cúc cu…! Chuông báo thức kéo đến hồi thứ 3 thì Ngư với điện thoại vê ngón tay cái gạt sang nút dừng. Thực ra Ngư đã tỉnh dậy từ lâu, chẳng qua muốn nằm ườn đôi chút để lắng nghe âm thanh của núi rừng, những giọt sương mai thánh thót ngoài khung cửa sổ mà đêm qua Ngư đã cố ý mở toang hết cỡ.

    Con đường đến trường…

(HBĐT) - Lâu lâu rồi, chị H. mới nhận được điện thoại từ quê ra. Ông ngoại gọi chúc mừng và hỏi han chuyện nhập học của các cháu. Nhà chị năm nay cũng nhiều chuyện vui liên quan đến học hành của các cháu: Đứa lớn có điểm thi khá cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, khả năng đỗ là chắc chắn, vấn đề là chọn trường nào cho phù hợp; còn thằng thứ 2 thi đỗ vào trường THPT danh giá của tỉnh. Sau một hồi, trò chuyện về các ngành, trường mà cháu đã đăng ký, ông ngoại các cháu bâng quơ:

Câu chuyện ngày Tết Độc lập

(HBĐT) - Hôm nay, ông bạn "facebook” nhắc Dương một kỉ niệm cũ. Hôm đó, dưới phố, trời lâm thâm mưa nhưng khi xe đến nơi thì hửng nắng. Người ta bảo nắng ở rẻo cao vàng óng như mật ong, làm say lòng người. Lúc ấy, đang mải suy tư, bỗng Dương thấy Khiêm dừng xe lại.

Ngập ngừng hoa sữa đầu mùa

(HBĐT) - Trời bước vào thu trong xanh, nhẹ nhàng, không còn ám ảnh bởi nắng nóng gay gắt của mùa hẹ, mà thay vào đó là có chút se lạnh mỗi sớm mai. Không khí trong lành cũng là lúc những chùm hoa sữa trắng li ti ngập ngừng tỏa hương thơm đặc trưng vừa e ấp, dịu dàng như có như không khiến lòng người đắm say.

Vì miền Nam...

(HBĐT) - Người bạn học cũ, quê Phú Thọ, hiện đang sinh sống ở quận Tân Bình(thành phố Hồ Chí Minh), đã và đang trải qua nhiều cung bậc tâm trạng khi dịch covid-19 bùng phát. Mấy ngày nay, dòng trạng thái của bạn hồ hởi hơn, nhất là bạn chia sẻ hình ảnh các lực lượng chi viện cho Thành phố và các tỉnh lân cận bằng tinh thần lạc quan và hy vọng mới. Bạn kể, người thân ngoài Bắc mỗi khi nghĩ về bạn, nghĩ về thành phố bạn đang sống gồng mình chống dịch, đều thích nghe lại bản nhạc "Vì miền Nam” của nhạc sĩ Huy Thục...

Nồng nàn hương thị

(HBĐT) - Lướt qua góc chợ nơi bán hàng hoa quả, khứu giác tôi bị đánh thức bởi mùi hương quen mà lạ. Ngoái nhìn, thị giác tôi lập tức bị cuốn hút bởi chiếc sọt tre xinh xắn đựng những quả tròn lẳn, vàng ươm. Thị…! Tôi thốt lên như chỗ không người rồi quay lại vồ vập, hít hà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục