Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 của Dự án 2 về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư những nơi cần thiết, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh là 68,259 tỷ đồng.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có 10 dự án thành phần. Tại tỉnh Hòa Bình, một trong những dự án giải ngân hiệu quả, góp phần quan trọng thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc là Dự án 4 - đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc.
Những năm qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là một trong những "trụ cột” quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Thời gian qua, để tạo sinh kế bền vững cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bên cạnh định hướng, đầu tư tạo ra nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định cho bà con, tỉnh Hòa Bình còn tăng cường kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại. Qua đó tiếp sức cho sản phẩm hàng hóa của đồng bào DTTS vươn xa.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, tổng nguồn vốn thực hiện năm 2024 Dự án 4 - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 361,378 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực dân tộc.
Tiếp tục thực hiện công tác dạy nghề và hỗ trợ nông dân, 9 tháng năm 2024, Hội Nông dân (HND) các cấp tỉnh Hoà Bình đã khảo sát nhu cầu học nghề và phối hợp tổ chức 171 lớp nghề may công nghiệp, thêu, mây giang đan, nấu ăn, điện dân dụng, chăn nuôi... cho 4.423 hội viên nông dân các dân tộc trong tỉnh; tư vấn, giới thiệu việc làm cho gần 3.990 hội viên đã học nghề.
Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, đời sống của bà con người Dao xóm Mạ, xã Tú Lý (Đà Bắc) ngày càng no ấm. Điện lưới quốc gia được kéo đến tận các hộ dân, đường giao thông cứng hoá thuận lợi, đó là điều kiện để bà con xóm Mạ tiếp tục vươn lên xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thủy triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" thu hút đông đảo cán bộ, hội viên tham gia. Từ phong trào, nhiều hộ hội viên, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thành hộ khá, giàu và giúp đỡ nhiều hộ khác vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Giai đoạn 2019 - 2024, huyện Kim Bôi thực hiện Dự án 6 - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Cùng nguồn ngân sách trung ương giao, huyện đã huy động, lồng ghép các nguồn lực để đầu tư trang thiết bị và nâng cấp các công trình sinh hoạt cộng đồng cho các xóm vùng đồng bào DTTS&MN.
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã đa dạng các hình thức giúp học sinh dân tộc thiểu số gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Bằng tình yêu với nhạc cụ dân tộc, ở tuổi ngoài 60, nghệ nhân Hoàng Văn Viên, xóm Giếng Xạ, xã Cư Yên (Lương Sơn) vẫn giữ niềm say mê, nhiệt huyết. Ông tích cực tham gia biểu diễn dân ca, dân vũ và truyền dạy chiêng Mường với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Theo Phòng giao dịch Ngân hành Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện đã có 3.056 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn chính sách. Doanh số cho vay đạt trên 124,6 tỷ đồng, với 10 chương trình tín dụng được giải ngân. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Tân Lạc đạt trên 577 tỷ đồng với 15.521 hộ còn dư nợ.
Để giải quyết tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách về đất đai và các tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đến xã Mường Chiềng (Đà Bắc), nhiều người biết đến anh Sa Văn Cam, người đam mê bảo tồn và phát huy chữ Tày cổ. Anh Cam đã và đang sưu tầm, ghi chép, mở các lớp truyền dạy chữ Tày cổ, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung.
Từ những nhân tố tiên phong như chị Sùng Y Múa, xóm Hang Kia - xã Hang Kia, anh Phàng A Páo, xóm Chà Đáy - xã Pà Cò, hoạt động du lịch ở 2 xã đồng bào Mông của huyện Mai Châu có nhiều khởi sắc. Đời sống của bà con có những bước chuyển đáng mừng.