Công nhân Công ty CP Sơn Thủy (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
(HBĐT) - Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của ngành nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch vụ so với 25 năm trước phát triển vượt bậc, đa dạng. Các loại hình dịch vụ viễn thông, giao thông vận tải, lữ hành, nhà nghỉ, ăn uống, mua sắm, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, giải trí... đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.
Tốc độ tăng trưởng của ngành bình quân 5 năm gần đây đạt 10,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân tăng 25% trong 5 năm gần đây. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 282 triệu USD, trung bình giai đoạn 2011-2015 tăng 30,5%/năm; kim ngạch nhập khẩu đạt 208 triệu USD, trung bình tăng 24,6%/năm. Ngành du lịch khi tách tỉnh còn rất nhỏ bé thì nay hàng năm trung bình đón trên 1, 8 triệu lượt khách đến tỉnh thăm quan, du lịch. Hạ tầng thương mại được đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại, 3 siêu thị quy mô hạng III hoạt động.
Đặc biệt, sau 1/4 thế kỷ nỗ lực phấn đấu bền bỉ, giá trị GRDP bình quân đầu người không ngừng tăng, đến năm 2015 ước đạt 36, 5 triệu đồng, cao hơn mức trung bình khu vực miền núi phía Bắc 10, 5 triệu đồng và bằng 82% GDP bình quân đầu người cả nước, so với năm 1991 tăng gần 50 lần. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân đầu người hàng trong 5 năm gần đây đạt 9,1%/năm... Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, trước đây chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp, nay chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Đến hết năm 2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 19,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 54%, dịch vụ chiếm 26,6% (năm 1991, tỷ trọng cơ cấu kinh tế lần lượt là 63,68%, 20,289% và 16,33%). Thu ngân sách Nhà nước năm 2015 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 58 lần năm 1991. Giải quyết việc làm bình quân 15.200 lao động /năm, số lao động thất nghiệp chỉ còn 3,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%, cán bộ, viên chức có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng nhiều. Trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành vùng động lực kinh tế như khu vực thành phố Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn, huyện Lương Sơn, khu vực bắc huyện Lạc Thủy góp phần khai thác được tiềm năng, lợi thế so sánh, thu hút được các dự án đầu tư và tổ chức thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch đã duyệt, từng bước làm đầu tàu, lan tỏa cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển vượt bậc, mạng truyền dẫn đã được cáp quang hóa đến 11 huyện, thành phố, 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, huyện được nối mạng truyền số liệu chuyên dùng và kết nối internet. Đến hết năm 2015 đã phủ sóng phát thanh 99,5% và sóng truyền hình 87,9% diện tích toàn tỉnh; 100% xã đã có cáp quang đến trung tâm; tỷ lệ máy điện thoại đạt gần 80 máy /100 dân; số xã có dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL đạt tỷ lệ 90%; tỷ lệ số thuê bao Internet 3 thuê bao /100 dân.
Giáo dục và đào tạo được chú trọng đầu tư, đến năm 2015 có 98,8% phòng học kiên cố và phòng học cấp 4, trong đó có 83,7% phòng học kiên cố... Hòa Bình là tỉnh miền núi đầu tiên và là tỉnh thứ hai trong cả nước được công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà có chuyển biến tích cực. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS và phổ cập giáo dục xoá mù chữ. Đến nay, toàn tỉnh có 100 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 36,47%. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân và phòng - chống dịch bệnh được tăng cường. Hạ tầng y tế được đầu tư đồng bộ, đến năm 2015 có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện đa khoa khu vực và 10 bệnh viện đa khoa huyện, thành phố với tổng số 1.720 giường bệnh. Tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 91,1% dân số toàn tỉnh. Văn hóa, thể thao, du lịch, khoa học và công nghệ cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân. Tỉnh quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đến nay, Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình được trao bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh, quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Những vấn đề phát sinh trong xã hội được giải quyết kịp thời, không để xảy ra “điểm nóng”. Phong trào quần chúng và thế trận an ninh nhân dân luôn được củng cố. Quản lý Nhà nước về quốc phòng địa phương được tăng cường.
25 năm qua, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân luôn được tăng cường và ngày càng phát huy tác dụng tích cực trong việc lãnh đạo, quản lý các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh.
(Còn nữa)
Vũ Tùng (TH)
(HBĐT) - Hòa Bình thời tiền sử. Thành tựu khảo cổ chứng minh rằng: Hòa Bình có nền văn hóa bắt nguồn từ nền văn hóa Sơn Vi (là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, được lấy tên từ địa danh một xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Bước chuyển biến từ văn hóa Sơn Vi sang văn hóa Hòa Bình được xem là sự chuyển biến từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới... Cuộc cách mạng đá mới là một trong những bước tiến hóa của con người gắn liền với thay đổi về môi trường sống của mỗi khu vực. Từ đó, tạo nên những nền văn hóa với đặc trưng riêng khác nhau.
(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.
(HBĐT)- Hòa Bình là một trong các tỉnh phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4/1999, trên địa bàn tỉnh có 15 dân tộc sinh sống. Trong đó, đông nhất là các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông...
(HBĐT) - Tỉnh miền núi Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh có diện tích tự nhiên 4.596,4 km2; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây - Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tỉnh được thành lập từ ngày 22/6/1886. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh cơ bản đã ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình, Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập.
(HBĐT) - Năm 2016, tỉnh ta kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1886 - 2016), 25 năm tái lập tỉnh (1991 - 2016) và Lễ hội chiêng Mường lần thứ II. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình tổng hợp, khái lược, giới thiệu về Dư địa chí tỉnh Hòa Bình nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh, cuộc sống, con người Hòa Bình trong chặng đường phát triển đã qua và hôm nay.