Nhờ áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, năng suất và sản lượng cây dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn tăng cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
(Ảnh: các nhà khoa học chiết, ươm, bảo tồn gen cây dổi tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

Nhờ áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, năng suất và sản lượng cây dổi ở xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn tăng cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương. (Ảnh: các nhà khoa học chiết, ươm, bảo tồn gen cây dổi tại xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn).

(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, ngành nông nghiệp - nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng ổn định và phát triển bền vững KT -XH tỉnh nhà. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng phát triển của tỉnh, giảm từ 63,68% năm 1991 xuống còn 19,4% năm 2015. Tốc độ phát triển của ngành tương đối cao, tăng bình quân trong 25 năm trên 5,15%/năm. Cơ cấu nội ngành phát triển tích cực, đúng hướng, tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi. Sản xuất từng bước gắn với chế biến và thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tính riêng trong 5 năm gần đây, ngành đóng góp cho tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân khoảng 22%/năm.

 

Một trong những thành tựu nổi bật nhất sau 1/4 thế kỷ tái lập là tỉnh ta đã đảm bảo ổn định vững chắc an ninh lương thực với bình quân lương thực hiện nay đạt trên 450 kg /người/năm, tăng gấp 2, 3 lần so với năm 1991. Khi tách tỉnh, đời sống nhân dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, do thâm canh yếu kém, phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên nên năng suất lúa chỉ đạt 19, 2 tù/ha, ngô đạt 8, 4 tù/ha. Sau nhiều năm nỗ lực, bền bỉ đẩy mạnh thâm canh, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, đưa nhiều giống cây, kỹ thuật mới vào sản xuất, đến năm 1995, tỉnh ta đã vượt qua cuộc khủng hoảng thiếu lương thực, giải quyết được tình trạng thiếu ăn làm hàng vạn người khu vực nông thôn thiếu đói mùa giáp hạt, cơ bản đảm bảo cho người dân đủ ăn tại chỗ. Tới nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước tiến dài, vượt bậc. Tỷ lệ giống lúa mới được đưa vào sản xuất đạt 99,9%, giống ngô mới chiếm 96%; gần 100% nông dân được học tập, chuyển giao KH -KT trong canh tác. Hệ thống thủy lợi được tăng cường đầu tư, hiệu suất tưới đạt 86% so với năng lực thiết kế, hiệu suất tiêu đạt 64%; tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới đạt 40%, được tiêu 83%. Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp trong sản xuất nên năng suất và sản lượng lương thực không ngừng tăng. Diện tích gieo trồng cây lương thực hiện nay ổn định trên 75 nghìn ha, giảm khoảng 10 nghìn ha so với năm 1991 nhưng sản lượng đạt tới 36, 2 vạn tấn, tăng gấp hơn 2, 6 lần so với trước. Năng suất lúa bình quân đạt 51, 35 tù/ha, cao gấp 2, 67 lần so với trước; năng suất ngô đạt 42, 2 tù/ha, tăng hơn 5 lần so với năm 1991. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa ở 5 huyện: Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc và Lạc Thủy với trên 28 nghìn ha; vùng sản xuất cây lương thực khác tại 5 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Sơn với 26,7 nghìn ha; vùng sản xuất lạc tại huyện Yên Thủy và Lạc Thủy có diện tích 2.100 ha; vùng sản xuất rau tại 6 huyện với diện tích trên 9.000 ha; vùng sản xuất mía tại 4 huyện diện tích 7 nghìn ha và vùng sản xuất cây ăn quả tại 6 huyện với tổng diện tích trên 6.500 ha. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác liên tục tăng, năm 2013 đạt 85 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 114 triệu đồng, tập trung vào một số cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi, mía, rau.

 

Lĩnh vực chăn nuôi có bước phát triển tích cực, tỷ trọng đến năm 2015 chiếm 26,5% cơ cấu nội ngành nông nghiệp. Tổng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng, đến nay, đàn trâu, bò có 166 nghìn con; 359 nghìn con lợn; trên 4 triệu con gia cầm. Chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại ngày càng phát triển, đã bước đầu hình thành vùng chăn nuôi hàng hóa tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Tân Lạc. Toàn tỉnh hiện có 17 trang trại chăn nuôi lợn nái và hậu bị; 68 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn.

 

Nuôi trồng thủy sản có bước tiến vượt bậc về năng suất, sản lượng và kỹ thuật. Trong 5 năm gần đây, giá trị sản xuất thủy sản tăng cao trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp, đạt bình quân 6,2%/năm, tốc độ tăng trưởng đạt 6,1%/năm. Toàn tỉnh hiện có 2.650 ha mặt nước ao, hồ nuôi thủy sản. Tổng số có 2.800 lồng nuôi cá, trong đó 17 doanh nghiệp, HTX đầu tư nuôi 1.500 lồng. Tính riêng 6 tháng đầu năm nay, sản lượng cá toàn tỉnh ước đạt 3.500 tấn, trong đó, sản lượng khai thác 850 tấn, nuôi trồng trên 2.600 tấn.

 

Lĩnh vực lâm nghiệp đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Khi tách tỉnh, rừng bị tàn phá nặng nề để canh tác cây lương thực; rừng nghèo kiệt, đất trống, đồi trọc phổ biến gây ảnh hưởng tới nguồn nước tưới tiêu và khu vực đầu nguồn sông Đà, độ che phủ rừng chỉ đạt 28,8%. Đến nay, kinh tế lâm nghiệp đã được coi trọng đúng mức.  Nhân dân trong tỉnh đã phát huy thế mạnh đất rừng, chú trọng bảo vệ và trồng rừng bền vững, từng bước phát triển rừng sản xuất cung cấp cho công nghiệp chế biến gỗ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp liên tục tăng, đạt bình quân tăng 6% trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng đạt 5,3%. Độ che phủ rừng hiện ổn định 51,2%, tăng trên 1, 7 lần so với năm 1991. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành vùng rừng sản xuất phục vụ công nghiệp chế biến gỗ với 50, 6 nghìn ha. Riêng năm 2015, tổng diện tích rừng khai thác đạt 5.168,34 ha, sản lượng gỗ khai thác phục vụ công nghiệp chế biến  191.403,48 m3, tổng thu nhập từ khai thác gỗ đạt xấp xỉ 271 tỷ đồng.

 

 Chương trình xây dựng NTM đạt được kết quả quan trọng, hết năm 2015, 100% xã hoàn thành công tác quy hoạch NTM. Đến nay, bình quân tiêu chí NTM của các xã trong tỉnh đạt 11, 77 tiêu chí/xã, có 31 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 16,23% tổng số xã; 15 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 92 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 48 xã đạt từ 6-9 tiêu chí và 5 xã đạt 5 tiêu chí. Tỉnh ta là một trong những  địa phương trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đời sống vật chất và tinh thần của đa số người dân nông thôn theo đó được cải thiện rõ nét, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn đến năm 2015 đạt khoảng trên 18 triệu đồng /người/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực này mỗi năm giảm khoảng 3%. Kết cấu hạ tầng KT -XH ở khu vực nông thôn ngày càng được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đời sống và phát triển của người dân. Đến nay, 100% xã, thôn, xóm, bản với  99,7% hộ có điện quốc gia; đường ô tô đến khắp các xã và phần lớn các xóm, bản; 100% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động, trên 60% xã có bác sỹ hoạt động; đã có 85% hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh... Môi trường sinh thái khu vực nông thôn ngày càng được chú trọng; nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi được đầu tư tập trung. An sinh xã hội được bảo đảm, hiện có 91,1% dân số toàn tỉnh tham gia BHYT; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếp tục được cải thiện. Vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động; quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, an ninh trật tự ở nông thôn được giữ vững.

 

     (Còn nữa)

 

                                                                  Vũ Tùng (TH)

 

Các tin khác

Công nhân Công ty CP Sơn Thủy (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn) nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Trống đồng Hòa Bình được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. ảnh: TL
Thành phố Hòa Bình hôm nay.
Mái đá làng Vành xã Yên Phú (Lạc Sơn), di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thuộc nền Văn hóa Hòa Bình.

Bài 8: Hiện trạng di sản văn hóa phi vật thể chiêng mường và biện pháp bảo vệ

(HBĐT) - Thực trạng kiểm kê cho thấy, người Mường có tới 36 lễ hội lớn và nhiều lễ hội nhỏ. Trong đó có 24 lễ hội đã sử dụng âm nhạc chiêng, vì vậy đã tạo nên một không gian văn hoá chiêng độc đáo. Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà hầu hết các lễ hội dân gian truyền thống dần mai một, đến nay không còn được tổ chức. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu trước đây, vào đầu những năm 90, thế kỷ XX, ở huyện Tân Lạc và Lạc Sơn, nhân dân còn giữ được trên 4.000 chiếc chiêng Hơ và chiêng Nay (chiêng Xưa và chiêng Nay). Vì hoàn cảnh túng thiếu, khó khăn (trong những năm 1976 - 1990), rất nhiều gia đình đã phải bán những chiếc chiêng cổ quý giá. Từ sau năm 1990 đến nay, kho tàng chiêng quý của người Mường đã mất mát, “chảy máu” nhiều hơn nữa. Số chiêng bị bán đi nhiều nhất lại là chiêng Hơ - những chiếc chiêng quý giá nhất, có giá trị cao về âm nhạc và kinh tế.

Bài 4: Hòa Bình thời tiền sử

(HBĐT) - Hòa Bình thời tiền sử. Thành tựu khảo cổ chứng minh rằng: Hòa Bình có nền văn hóa bắt nguồn từ nền văn hóa Sơn Vi (là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ, được lấy tên từ địa danh một xã của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Bước chuyển biến từ văn hóa Sơn Vi sang văn hóa Hòa Bình được xem là sự chuyển biến từ thời đại đá cũ sang thời đại đá mới... Cuộc cách mạng đá mới là một trong những bước tiến hóa của con người gắn liền với thay đổi về môi trường sống của mỗi khu vực. Từ đó, tạo nên những nền văn hóa với đặc trưng riêng khác nhau.

 Bài 7: Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường

(HBĐT) - Theo quan niệm của người Mường, không gian văn hóa chiêng là giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Hàng nghìn dàn chiêng, hàng chục nghìn chiếc chiêng quý giá, hàng chục bản nhạc chiêng đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm tư, tình cảm, ước mơ về một cuộc sống yên bình, no đủ, hạnh phúc và những phương thức trình tấu, trình diễn hay đã song hành nâng đỡ, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm suốt vòng đời mỗi người, của cộng đồng làng xóm và suốt quá trình hình thành, phát triển của dân tộc.

Bài 3: Các dân tộc ở Hòa Bình

(HBĐT)- Hòa Bình là một trong các tỉnh phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống. Theo số liệu tổng điều tra dân số tháng 4/1999, trên địa bàn tỉnh có 15 dân tộc sinh sống. Trong đó, đông nhất là các dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông...

Bài 2: Sơ bộ về vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Tỉnh miền núi Hòa Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi. Tỉnh có diện tích tự nhiên 4.596,4 km2; phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La; phía Nam và Tây - Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Tỉnh được thành lập từ ngày 22/6/1886. Từ năm 1896, địa giới của tỉnh cơ bản đã ổn định. Sau năm 1954, các châu được chuyển thành đơn vị hành chính cấp huyện. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình, Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1991, tỉnh được tái lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục