(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 116/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ II và Hội chợ nông nghiệp - du lịch - thương mại vùng Tây Bắc năm 2016.
Theo Kế hoạch, Lễ hội và Hội chợ sẽ được tổ chức trong 8 ngày (từ ngày 13 - 20/11/2016); Khai mạc Lễ hội vào 7h ngày 13/11 tại Nhà văn hóa huyện Cao Phong và Trung tâm Bảo tồn di sản Tiến sỹ Việt Nam.
Quy mô hội chợ dự kiến có khoảng 300 gian hàng. Trong đó, gian hàng trưng bày và bán cam Cao Phong có 80 gian được chia thành các khu: gian trưng bày và bán các sản phẩm cam, quýt, bưởi; gian hàng thử nếm; gian hàng ẩm thực; gian hàng trừng bày vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Gian hàng nông nghiệp - du lịch dự kiến có 80 gian, gồm: 11 gian trưng bày, triển lãm các hoạt động, thành tựu và các sản phẩm đặc trưng của Sở NN&PTNT; 20 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh vùng Tây Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng; 14 gian hàng trưng bày các sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh vùng Tây Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng; 35 gian hàng trưng bày và bán các mặt hàng nông sản, thủy, hải sản, thủ công mỹ nghệ, giống và vật tư nông nghiệp.
Gian hàng thương mại tổng hợp dự kiến có 100 gian, gồm các gian hàng thương mại trong và ngoài tỉnh như: gian hàng thương mại, các gian hàng làng nghề truyền thồng…Gian hàng ẩm thực dự kiến có 40 gian giới thiệu ẩm thực truyền thống của các xã thuộc huyện Cao Phong, các cơ sở kinh doanh ẩm thực trong tỉnh và các tỉnh vùng Tây Bắc, như: thắng cố Lào Cai, cá nướng đặc sản Hòa Bình…
Lễ hội và Hội chợ được tổ chức là một trong các hoạt động thiết thực chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và công bố Quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình năm 2016. Đồng thời, quảng bá thương hiệu cam Cao Phong, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành và người dân trong phát triển, bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong nói riêng với các tổ chức, doanh nghiệp và hướng đến thị trường mục tiêu trong, ngoài nước…
Linh Ngọc (CTV)
(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Từ bao đời, cộng đồng các dân tộc Hòa Bình, đặc biệt là người Mường có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa. Lễ hội các dân tộc nơi đây gắn liền với những đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân tồn tại ở đây từ lâu đời. Điều đó đã làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần và trong bản sắc văn hóa Hòa Bình; mang đậm các tín ngưỡng dân gian và biểu hiện rõ sự giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu có sức sống trường tồn cùng thời gian, tiếp tục được các thế hệ hôm nay lưu truyền, phát huy…
(HBĐT) - Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình được hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngay sau khi được Trung ương chỉ định, Ban Tỉnh ủy Hà Sơn Bình đã mở hội nghị lần thứ nhất (3/1976), kịp thời đề ra nghị quyết về phát triển KT-VH năm 1976. Trong không khí mới, Tỉnh ủy và nhân dân Hà Sơn Bình hăng hái thi đua lao động sản xuất nhằm đạt được nhiều thành tựu trong phát triển, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Có thể nói, những năm đầu tách tỉnh, tuy hậu quả chiến tranh còn nặng nề lại gặp thiên tai nặng nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh nhà đều nỗ lực phấn đấu vươn lên…
(HBĐT) - Thời điểm tái lập tỉnh, công tác lao động, người có công và xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: năng suất lao động của các thành phần kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đối tượng diện bảo trợ xã hội lớn. Đời sống nhân dân và các đối tượng chính sách xã hội trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác cứu trợ thường xuyên, đột xuất, cứu đói giáp hạt hàng năm.
(HBĐT) - Sáng 30/9, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường năm 2016 (Lễ kỷ niệm) đã tổ chức họp đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm. Dự cuộc họp có các đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương được giao chủ trì các hoạt động.
(HBĐT) - 25 năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn; nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy KT -XH của tỉnh phát triển.