(HBĐT) - Trong 25 năm tái lập tỉnh, để khai thác những tiềm năng, lợi thế rất lớn về du lịch, tỉnh ta đã nỗ lực quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng cường quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch... Nhờ vậy, du lịch tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, mức tăng trưởng về số khách những năm qua đạt bình quân 20%/năm, doanh thu du lịch đạt cao và duy trì ổn định.
Trong những năm qua, ngành VH -TT&DL đã tham mưu cho tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia và của tỉnh. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh và tài nguyên du lịch trên địa bàn; xây dựng cơ chế, chính sách và triển khai các giải pháp nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch; tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh, thu hút đầu tư nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Hoà Bình; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch của tỉnh. Đã công bố quy hoạch phát triển du lịch Hoà Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và quy hoạch điểm du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030; khu du lịch quốc gia lòng hồ Hoà Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở cho việc quản lý và thu hút đầu tư phát triển du lịch trong thời gian tới.
Xác định dịch vụ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngay sau khi tái lập, tỉnh đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cho du lịch. Hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc được đầu tư phủ rộng khắp từ tỉnh đến xã, xóm, bản; mạng lưới giao thông thuỷ, bộ được đầu tư tạo tiền đề giao lưu văn hoá với các vùng du lịch trong cả nước và quốc tế. Trong 5 năm gần đây, toàn tỉnh đã huy động được khoảng 800 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, trong đó, ngân sách Nhà nước trên 50 tỷ đồng. Theo đó, cơ sở kỹ thuật du lịch không ngừng được đầu tư, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch tỉnh nhà. Năm 1991, trên địa bàn tỉnh mới có 1 khách sạn và một số nhà nghỉ với 99 phòng, đến năm 2015 hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn tỉnh đã có 27 khu, điểm du lịch; 374 cơ sở lưu trú với tổng số 3.291 phòng, trong đó 34 khách sạn (4 khách sạn 3 sao, 18 khách sạn 2 sao, 12 khách sạn 1 sao), 235 nhà nghỉ; 105 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn. Hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải khách du lịch phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu du khách. Năm1991, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch, đến nay đã có nhiều đơn vị đầu tư phát triển các phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng ô tô đường bộ và tàu, thuyền đường thuỷ. Đã có 11 doanh nghiệp kinh doanh taxi, 3 tuyến xe buýt chạy thường xuyên nối hầu hết các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh; khoảng trên 200 chiếc tàu, thuyền trên vùng hồ Hoà Bình tạo điều kiện cho khách đến các khu, điểm du lịch thuận lợi. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh cũng từng bước phát phát triển. Năm 1991, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào kinh doanh dịch vụ lữ hành, đến nay có 3 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa hoạt động quy mô nhỏ, chưa có đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách thăm quan du lịch tại các khu, điểm du lịch và các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh, số lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tăng nhanh. Năm 1991, tổng số lao động trong ngành du lịch tỉnh có khoảng trên 200 người, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế. Đến năm 2015, số lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch tỉnh đã tăng lên gần 5.000 lao động, trong đó có hơn 2.000 lao động trực tiếp và gần 3.000 lao động gián tiếp; số lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch đạt gần 70%.
Với nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, những năm lại đây, sức hút của du lịch Hòa Bình được cải thiện đáng kể. Dựa trên nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, các doanh nghiệp đã đầu tư phát triển được nhiều sản phẩm mới, tạo thành những khu, điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến thăm quan, du lịch. Trên địa bàn tỉnh đã có một số khu, điểm du lịch hấp dẫn du khách như: Khu du lịch chùa Tiên (Lạc Thuỷ); khu du lịch hồ Hoà Bình; khu nghỉ dưỡng suối nước khoáng Mớ Đá (Kim Bôi); sân golf Phượng Hoàng; các điểm du lịch cộng đồng người Thái ở Mai Châu; cộng đồng người Mường ở Cao Phong, Tân Lạc... Đã có nhiều tuyến du lịch nội tỉnh liên kết các khu, điểm du lịch trong tỉnh với nhau và một số tuyến du lịch liên tỉnh kết nối với các tỉnh bạn như: Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Sau 25 năm tái lập tỉnh, du lịch tỉnh ta đã có nhiều khởi sắc, mức tăng trưởng về số khách và doanh thu du lịch đạt cao và duy trì ổn định. Năm 1991, Hòa Bình đón 6.768 lượt khách, trong đó, khách quốc tế 1.768 lượt; tổng thu nhập từ du lịch đạt 1, 62 tỷ đồng. Năm 2005, Hòa Bình đón 305.576 lượt khách; năm 2010 đón 1.105.000 lượt khách. Năm 2015, lượng khách du lịch đến với Hòa Bình đã đạt 2.568.443 lượt khách, trong đó, khách quốc tế 200.000 lượt, khách nội địa trên 2, 3 triệu lượt; doanh thu hoạt động du lịch đạt trên 831 tỷ đồng.
(Còn nữa)
(HBĐT) - Thời điểm tái lập tỉnh, công tác lao động, người có công và xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: năng suất lao động của các thành phần kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đối tượng diện bảo trợ xã hội lớn. Đời sống nhân dân và các đối tượng chính sách xã hội trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác cứu trợ thường xuyên, đột xuất, cứu đói giáp hạt hàng năm.
(HBĐT) - Sáng 30/9, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường năm 2016 (Lễ kỷ niệm) đã tổ chức họp đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm. Dự cuộc họp có các đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương được giao chủ trì các hoạt động.
(HBĐT) - 25 năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT -XH của tỉnh. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả hơn; nhiều đề tài nghiên cứu, mô hình sản xuất mới được ứng dụng thành công đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy KT -XH của tỉnh phát triển.
(HBĐT) - Giai đoạn này, đất nước đứng trước tình hình: cả nước có chiến tranh, dù hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc. Tỉnh ta đã quán triệt sâu sắc tinh thần Hội nghị Trung ương Đảng (tháng 3/1965): “Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn”; nhiệm vụ được đặt ra là: Tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, kết hợp chặt chẽ xây dựng kinh tế với tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng chiến tranh phá hoại”.
(HBĐT) - 25 năm qua, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tỉnh đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu. Đã khống chế được những bệnh dịch nguy hiểm, những bệnh đặc thù của địa phương như sốt rét, bướu cổ, loại trừ đậu mùa, thanh toán bại liệt. Các chỉ tiêu về sức khỏe của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các bệnh dịch truyền nhiễm như bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh đều giảm.
(HBĐT) - Sau hiệp định Giơ ne vơ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân là nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Trong giai đoạn 1954 - 1965, tỉnh Hòa Bình không ngừng củng cố chính quyền nhân dân, ổn định đời sống, khôi phục và phát triển KT -XH. Cùng miền Bắc là hậu phương vững chắc cho miền Nam.