(HBĐT) - Từ khi tái lập tỉnh đến nay, ngành Nội vụ đã tích cực tham mưu cho tỉnh triển khai có hiệu quả các giải pháp xây dựng tổ chức bộ máy, CB-CC Nhà nước đáp ứng yêu cầu cách mạng qua mỗi thời kỳ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham mưu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực: Tổ chức bộ máy; quản lý biên chế; CCHC; xây dựng đội ngũ CB-CC-VC; xây dựng chính quyền địa phương; quản lý hội và tổ chức phi chính phủ; thi đua - khen thưởng và công tác thanh niên, tôn giáo, văn thư lưu trữ Nhà nước.
Một trong những thành tựu nổi bật là ngành đã tham mưu sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lượng hiệu quả, hiệu lực tổ chức bộ máy các cơ quan, tổ chức trong tỉnh; điều chỉnh, sắp xếp lại đơn vị hành chính cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đẩy mạnh phát triển KT-XH. Chủ động tham mưu cho tỉnh kiện toàn, sắp xếp, đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, trong đó thành lập, sáp nhập một số sở, ngành ở tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp huyện; phân định rõ chức năng giữa quản lý hành chính và doanh nghiệp; giữa quản lý Nhà nước và SX-KD; thực hiện phân cấp quản lý một số ngành, lĩnh vực, điều chỉnh và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị; đề nghị giải thể đối với các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy được điều chỉnh theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, giảm đầu mối, tăng hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, tạo ra cơ chế vận hành phù hợp với điều kiện quản lý mới.
Đi đôi với việc ổn định tổ chức bộ máy là việc xác lập biên chế, bố trí nhân lực để bộ máy đi vào hoạt động. Ngành Nội vụ đã kịp thời tham mưu cho lãnh đạo tỉnh phân bổ biên chế hành chính, sự nghiệp và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/CP cho các cơ quan, đơn vị hàng năm; điều chỉnh biên chế từ nơi thừa sang nơi thiếu. Việc quản lý và sử dụng biên chế được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, các cơ quan, đơn vị đã quản lý và thực hiện tốt chỉ tiêu biên chế được giao.
Công tác quản lý, sử dụng CB,CC,VC có nhiều đổi mới. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; triển khai, thực hiện việc xác định vị trí việc làm trong các cơ quan, đơn vị; thực hiện giám sát chéo trong tuyển dụng CC,VC tại các huyện, thành phố; chấn chỉnh tình trạng hợp đồng lao động sai thẩm quyền; thí điểm thi tuyển lãnh đạo quản lý; ban hành chính sách khuyến khích CB,CC học tập; thu hút đãi ngộ nhân tài. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC, cán bộ chính quyền cơ sở được chú trọng, tập trung đào tạo thay đổi phù hợp theo yêu cầu của từng thời kỳ với hàng vạn lượt CB,CC,VC các cấp được bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, quản lý, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực thi công vụ và kiến thức hội nhập. Đến nay, 79,33% CC,CC của tỉnh có trình độ đại học trở lên, riêng CC có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ là 6,02%; đội ngũ VC của tỉnh có trình độ chuyên môn đảm bảo phù hợp vị trí việc làm và tiêu chuẩn ngạch.
Công tác xây dựng chính quyền đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện thắng lợi các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, năm 2011, lần đầu tiên thực hiện bầu cử 4 cấp, Hòa Bình là 1 trong 10 tỉnh có thành tích bầu cử tốt nhất cả nước. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở, ngành Nội vụ đã tham mưu cho tỉnh xây dựng và ban hành tiêu chuẩn “Xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh” đối với chính quyền cấp xã và tổ chức đánh giá phân loại chính quyền cơ sở hàng năm. Đến nay, 85,2% xã đạt tiêu chuẩn vững mạnh; 14,3% xã đạt tiêu chuẩn khá, số xã yếu từng mặt giảm còn 0,5%. Tính đến nay, tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã cơ bản ổn định, bố trí đủ CC,CC theo chức danh quy định. Tỷ lệ CC,VC cấp xã đạt chuẩn là 81,73%.
Nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng không gian đô thị và phù hợp yêu cầu quản lý, ngành Nội vụ đã tham mưu cho tỉnh điều chỉnh 4 xã thuộc huyện Lương Sơn về thành phố Hà Nội; điều chỉnh địa giới hành chính 12 xã, thị trấn thuộc 7 huyện, thành phố; nâng cấp thị xã Hòa Bình (đô thị loại 4) lên thành phố Hòa Bình (đô thị loại 3); chia tách huyện Kỳ Sơn thành 2 huyện Kỳ Sơn và Cao Phong. Đặc biệt, công tác quản lý địa giới hành chính đạt được những kết quả nổi bật: đã giải quyết dứt điểm 9 tuyến địa giới hành chính tranh chấp giữa tỉnh Hòa Bình với thành phố Hà Nội, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Sơn La, tồn tại từ khi thực hiện Chỉ thị s? 364; hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố chủ động giải quyết dứt điểm các điểm tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính nội tỉnh.
Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Thủ tục hành chính được thống kê, rà soát và công bố công khai ở cả ba cấp; tổng số TTHC hiện đang thực hiện tại các cấp chính quyền của tỉnh là 1.693 thủ tục, trong đó cấp tỉnh 1.203 thủ tục; cấp huyện 282 thủ tục; cấp xã 208 thủ tục; tỷ lệ thủ tục công khai trên trang thông tin điện tử đạt 80,3%. Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tiếp tục được duy trì tại 16/20 sở, ngành; 11/11 đơn vị cấp huyện và 210/210 đơn vị cấp xã; có 2 đơn vị cấp huyện triển khai mô hình “một cửa hiện đại”. 164/177 cơ quan hành chính thực hiện cơ chế tự chủ, đạt tỷ lệ 92,7%; số đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ là 592/843, đạt tỷ lệ 70,2%. 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có kết nối Internet băng rộng; 20/20 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, 11/11 đơn vị hành chính cấp huyện đã có Trang thông tin điện tử; 1.429 dịch vụ công cung cấp trực tuyến ở mức độ 1 và mức độ 2; hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử được triển khai tại 20 sở, ngành; triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan Nhà nước của tỉnh; 20 cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và 7 huyện triển khai thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Vũ Tùng (TH)
(HBĐT) - Hòa Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, miền đất này còn được biết đến với nhiều di tích, danh thắng đặc biệt. Những điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn và kỳ vĩ.
(HBĐT) - 25 năm qua, tỉnh ta đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống các thiết chế văn hoá; chú trọng các mặt công tác: bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa hóa vật thể, phi vật thể, quản lý, bảo tồn di tích; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ... Qua đó, tạo bước chuyển biến cơ bản trong quản lý Nhà nước và phát triển phong trào văn hoá, văn nghệ, từng bước nâng cao hiệu lực quản lý và mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Từ bao đời, cộng đồng các dân tộc Hòa Bình, đặc biệt là người Mường có những lễ hội riêng mang đậm nét văn hóa. Lễ hội các dân tộc nơi đây gắn liền với những đặc điểm cụ thể về địa lý, tự nhiên và đời sống xã hội của các cộng đồng cư dân tồn tại ở đây từ lâu đời. Điều đó đã làm nên sự phong phú trong đời sống tinh thần và trong bản sắc văn hóa Hòa Bình; mang đậm các tín ngưỡng dân gian và biểu hiện rõ sự giao lưu về văn hóa giữa các dân tộc. Trong đó có nhiều lễ hội tiêu biểu có sức sống trường tồn cùng thời gian, tiếp tục được các thế hệ hôm nay lưu truyền, phát huy…
(HBĐT) - Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình được hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình. Ngay sau khi được Trung ương chỉ định, Ban Tỉnh ủy Hà Sơn Bình đã mở hội nghị lần thứ nhất (3/1976), kịp thời đề ra nghị quyết về phát triển KT-VH năm 1976. Trong không khí mới, Tỉnh ủy và nhân dân Hà Sơn Bình hăng hái thi đua lao động sản xuất nhằm đạt được nhiều thành tựu trong phát triển, chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV. Có thể nói, những năm đầu tách tỉnh, tuy hậu quả chiến tranh còn nặng nề lại gặp thiên tai nặng nhưng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh nhà đều nỗ lực phấn đấu vươn lên…
(HBĐT) - Thời điểm tái lập tỉnh, công tác lao động, người có công và xã hội đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: năng suất lao động của các thành phần kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đối tượng diện bảo trợ xã hội lớn. Đời sống nhân dân và các đối tượng chính sách xã hội trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề cho công tác cứu trợ thường xuyên, đột xuất, cứu đói giáp hạt hàng năm.
(HBĐT) - Sáng 30/9, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường năm 2016 (Lễ kỷ niệm) đã tổ chức họp đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm. Dự cuộc họp có các đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương được giao chủ trì các hoạt động.