(HBĐT) - Mai Châu được hình thành từ thế kỷ XIII với tên gọi đầu tiên là Mường Mai. Đến thời Lê, châu Mai Châu được thành lập gồm 3 động thuộc lộ Đà Giang, trấn Gia Hưng, xứ Hưng Hóa. Thời kỳ Pháp thuộc, tỉnh Mường Hòa Bình được thành lập (năm 1886), châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ.
Tháng 10/1890, châu Mai Châu và châu Đà Bắc hợp nhất làm một với tên gọi là châu Mai Đà. Ngày 21/9/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1053/TTg về việc chia huyện Mai Đà thành 2 huyện: Mai Châu và Đà Bắc. Đến ngày 15/01/1957, Đảng bộ, chính quyền huyện Mai Châu tổ chức lễ ra mắt và chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 7/2009, huyện Mai Châu tiếp nhận xã Tân Dân chuyển đến từ huyện Đà Bắc. Từ đó đến nay, số đơn vị hành chính của huyện ổn định là 22 xã và 1 thị trấn. Huyện có diện tích gần 600 km2; dân số trên 54 nghìn người với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống (dân tộc Dao, Tày, Mường, Thái, Kinh, Mông, Hoa)…
Bản Lác (xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu) là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.
Là huyện vùng cao của tỉnh, Mai Châu có địa hình hiểm trở, rừng sâu, núi cao; có nhiều sông, suối, quốc lộ quan trọng; có vị trí chiến lược về kinh tế, QP-AN, là điểm nối giữa tỉnh, Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ lên Tây Bắc, sang nước bạn Lào… Suốt chiều dài lịch sử, hình thành, xây dựng và phát triển, huyện Mai Châu luôn gắn bó, hòa mình vào dòng chảy lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng của tỉnh, của đất nước. Chặng đường đã qua, đồng bào các dân tộc huyện Mai Châu luôn đoàn kết, cần cù và luôn luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn, phát huy những nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Vùng đất này có 05 di tích xếp hạng cấp quốc gia, bao gồm di tích lịch sử văn hóa: hang Khoài (xóm Sun, xã Xăm Khòe), hang Láng (xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu); di tích danh thắng: hang Mỏ Luông, hang Chiều (thị trấn Mai Châu), hang Piềng Khẻm (xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu).
Trước cách mạng Tháng Tám và trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, huyện Mai Châu đã có nhiều đóng góp quan trọng về sức người, sức của để làm nên những chiến thắng lịch sử của dân tộc. Huyện có 500 thương binh và đã có 327 người con của Mai Châu đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Với nhiều đóng góp quan trọng, quân và dân huyện Mai Châu đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 2.389 huân, huy chương các loại cùng hàng nghìn bằng khen của Chính phủ và ủy ban hành chính tỉnh. Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho quân và dân huyện Mai Châu nhiều danh hiệu cao quý như: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược; Huân chương lao động hạng nhì; phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho Đảng bộ và nhân dân 4 xã: Chiềng Châu, Tòng Đậu, Vạn Mai, Mai Hịch; có 14 bà mẹ được truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng . Trong thời kỳ đổi mới, vì dòng điện của Tổ quốc, nhân dân vùng lòng hồ sông Đà đã hy sinh nhà cửa, đất đai, ruộng vườn…cho công trình thế kỷ trên sông Đà…
Trong chặng đường dài phấn đấu xây dựng và phát triển, Mai Châu đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, mặc dù còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng Đảng bộ và nhân dân huyện Mai Châu đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, phát huy lợi thế, tiềm năng, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển KT -XH và đạt được những thành tựu quan trọng. Đến năm 2016, giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành đạt trên 1.701 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu nhập bình quân đạt 20, 37 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2016 tăng gấp 10, 5 lần năm 2005. Toàn huyện có 3/22 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm. 100% số xã với 99,8% hộ dân dùng điện lưới quốc gia. 96% hộ dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Có 21/64 trường học đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã và đang có chiến lược phát triển du lịch. Năm 2016, huyện đón trên 300.000 lượt khách du lịch, tổng doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt trên 75 tỷ đồng. Năm 2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch quốc gia Mai Châu đến năm 2030. Vì thế, huyện có nhiều cơ hội nhiều hơn trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động du lịch. Huyện đang nỗ lực phấn đấu nâng cấp thị trấn Mai Châu từ đô thị loại 5 lên đô thị loại 4 và đạt các tiêu chí của điểm du lịch quốc gia vào năm 2020.
Với những thành tựu đã đạt được, nhân dịp Kỷ niệm 130 năm thành lập huyện, 60 năm tái lập huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mai Châu đã được Đảng, Nhà nước tăng thưởng Huân chương lao động hạng ba.
Với nền tảng hết sức quan trọng đã đạt được, hiện nay, Mai Châu đang thực hiện các giải pháp đột phá để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Khai thác tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Đồng thời, huyện tiếp tục nâng cao chất lượng GD &ĐT, quan tâm chăm sóc sức khỏe của nhân dân; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể; tăng cường QP -AN. Toàn huyện đang tập trung cao nhất cho mục tiêu sớm đưa huyện Mai Châu thoát khỏi huyện nghèo và ngày càng phát triển, là điểm đến của du khách thập phương. Phấn đấu phát triển thị trấn Mai Châu đạt mục tiêu trở thành đô thị loại 4 vào năm 2020.
Bùi Văn
(tổng hợp)
Bài 30: Huyện Kim Bôi -Mường Động đang có nhiều cơ hội để phát triển
(HBĐT) - Vùng đất Lạc Thủy xưa thuộc huyện Xích Thổ, trấn Thiên Quan. Đến thời nhà Lê, Lạc Thủy thuộc huyện Yên Hóa, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Năm 1886, tỉnh Mường được thành lập gồm 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Năm 1896, khi tỉnh Mường được đổi tên thành tỉnh Hòa Bình gồm 4 châu (Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Mai Đà), khi đó, huyện Lạc Thủy thuộc châu Lạc Sơn.
(HBĐT) - Tên gọi Lạc Sơn chính thức có từ ngày 22/6/1886, là một trong bốn phủ của tỉnh Mường (sau là tỉnh Hoà Bình) là: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Dân cư của phủ Lạc Sơn lúc này có khoảng 3 vạn người (dân tộc Mường chiếm khoảng 80%). Năm 1908, phủ được gọi là châu. Châu Lạc Sơn được phân thành 4 tổng đó là: tổng Lạc Thành, tổng Lạc Đạo, tổng Lạc Nghiệp và tổng Lạc Thiện có 52 xã. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, từ châu được đổi thành huyện.
(HBĐT) - Thị xã Hoà Bình trước đây (nay là thành phố Hòa Bình) được thành lập năm 1896 theo sắc lệnh của toàn quyền Đông Dương. Trước năm 1896, trung tâm của tỉnh Mường Hoà Bình được đặt ở chợ Bờ. Sau khi bị nghĩa quân Đốc Ngữ tập kích mới dời về địa điểm hiện nay và mang tên thị xã Hoà Bình. Ngày 27/10/2006, thị xã được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.
(HBĐT) - Lương Sơn là huyện vùng thấp của tỉnh, nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi Tây Bắc - Bắc Bộ. Toàn huyện hiện có 19 xã và 1 thị trấn; dân số có gần 100 ngàn nhân khẩu. Trong đó, dân tộc Mường chiếm trên 66,4%, dân tộc Kinh chiếm 32%, dân tộc Dao chiếm 1,14%, còn lại là dân tộc khác…
(HBĐT) - Trò chơi dân gian của các dân tộc tỉnh ta khá đa dạng, phong phú. Chính điều đó đã làm cho văn hóa các dân tộc thiểu số có nét riêng biệt, độc đáo góp phần vào bức tranh chung của cả tỉnh. Bên cạnh đó, do điều kiện tự nhiên, xã hội, trình độ phát triển tương tự nhau, sống trong môi trường sinh thái giống nhau cộng với sự giao lưu qua lại nên các dân tộc cũng có một số trò chơi dân gian giống nhau. Trò chơi dân gian của các dân tộc ở Hòa Bình gắn bó với môi trường tự nhiên bao quanh họ, gắn bó với cuộc sống thường nhật với những đồ vật trong sinh hoạt thường ngày của họ. Cũng như nhiều phong tục khác, trò chơi dân gian của người Mường cũng có nhiều nét giống trò chơi dân gian của người Việt.
(HBĐT) - Sau 25 năm tái lập tỉnh, KT-XH của tỉnh đã đạt những thành tựu toàn diện, GDP liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, với mức bình quân 8,72%/năm. Giá trị GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 36, 5 triệu đồng, cao hơn mức trung bình khu vực miền núi phía Bắc 10, 5 triệu đồng và bằng 82% GDP bình quân đầu người cả nước, so với năm 1991 tăng gần 50 lần. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 12,26% (tiêu chí cũ).