(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, Báo Hòa Bình mở chuyên mục "Đảng bộ tỉnh Hoà Bình - những mốc son lịch sử" tuyên truyền về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Hòa Bình trong lãnh đạo giành chính quyền trên địa bàn tỉnh cũng như củng cố, xây dựng chính quyền nhân dân, lãnh đạo phát triển KT-XH, xây dựng quê hương Hoà Bình giàu mạnh.

Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1930 - 1945

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng, Nhân dân Hòa Bình đã đón nhận tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản. Tháng 8/1929, tư tưởng cách mạng đã được truyền bá ở châu Lạc Sơn, do đồng chí Đào Gia Lựu, đảng viên Đông Dương Cộng sản Đảng ở Nam Định lên dạy học và tuyên truyền giác ngộ cho một số thanh niên, học sinh ở ở thị trấn Vụ Bản (huyện Lạc Sơn ngày nay), xã Lạc Thịnh (huyện Yên Thủy ngày nay).

Thực hiện chủ trương phát triển cơ sở cách mạng, chi bộ Đảng Thanh Khê - Trung Trữ (huyện Gia Khánh) đã phân công đồng chí Hoàng Tường lên hoạt động gây cơ sở tại làng Hoàng Đồng (xã Khoan Dụ ngày nay), châu Lạc Thủy. Sau một thời gian hăng hái hoạt động, ngày 1/12/1930, Tổ Đảng Hoàng Đồng (thuộc chi bộ Thanh Khê - Trung Trữ) được thành lập gồm 5 đảng viên: Vũ Hán, Vũ Sở, Nên, Ngọc và Hoàng Tường; đồng chí Hoàng Tường trực tiếp làm tổ trưởng, đây là tổ chức cộng sản đầu tiên được thành lập trên đất Hòa Bình.

Từ những năm 1930 - 1939, mầm cách mạng còn được hình thành tại Phương Lâm - thị xã Hòa Bình, phố Vãng, thị trấn Vụ Bản… Năm 1938 ở Phương Lâm, thị xã Hòa Bình đã có các hội Ái Hữu được thành lập. Năm 1939, đồng chí Hoàng Văn Thụ - Thường vụ Xứ ủy đã giao nhiệm vụ cho Tỉnh ủy Hà Đông có trách nhiệm xây dựng cơ sở cách mạng ở Hòa Bình, chi bộ Vạn Phúc, Hà Đông đã cử một đảng viên lên xây dựng cơ sở ở Phương Lâm.

Tháng 3/1943, chi bộ nhà tù Hòa Bình được thành lập do đồng chí Lê Đức Thọ làm Bí thư chi bộ, các hoạt động tuyên truyền giác ngộ, gây dựng cơ sở cách mạng được đẩy mạnh tại địa bàn thị xã Hoà Bình. 

Từ năm 1939 - 1945 Trung ương Đảng, Xứ uỷ Bắc kỳ chỉ đạo Tỉnh uỷ Ninh Bình, Hà Đông… phân công cán bộ, đảng viên lên tuyên truyền, gây dựng cơ sở cách mạng. Đây là thời kỳ phong trào cách mạng bén rễ sâu chắc và tỏa rộng trong Nhân dân các dân tộc tỉnh ta, từ đồng bào Kinh, Mường đến đồng bào Dao, Thái,... từ thị xã, thị trấn đến nông thôn, vùng cao, vùng sâu. 

Cuối thu năm 1943, Xứ ủy Bắc Kỳ đã phân công đồng chí Vũ Đình Bản lên hoạt động ở Hòa Bình. Thời gian này, lực lượng quần chúng của Đảng ở Phương Lâm được tổ chức huấn luyện điều lệ của Việt Minh, Hội Cứu quốc đầu tiên ở khu vực thị xã được thành lập. Đầu năm 1944, do yêu cầu công tác, đồng chí Vũ Đình Bản chuyển về công tác tại Hà Đông. Trung ương Đảng cử đồng chí Bình Phương (tức Lâm lên thay). Trong hai tháng 4 và 5/1944, Trung ương Đảng đã điều động đồng chí Vũ Đình Bản, tiếp đó là đồng chí Vũ Thơ (Vũ Kỳ Châu) lên Hòa Bình. 

(Còn nữa)
L.C (TH)

Các tin khác


Hòa Bình chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tích cực chi viện chiến trường (giai đoạn 1965 - 1972)

(HBĐT) - Giai đoạn 1965 - 1972, cùng với cả nước, Hòa Bình nỗ lực chung sức xây dựng CNXH ở miền Bắc, sẵn sàng chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời tích cực chi viên cho chiến trường miền Nam.

Hang động, di tích danh thắng tiêu biểu ở Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình - mảnh đất của nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng, con người hiền hòa, thân thiện, có những di tích lịch sử cách mạng, văn hóa sống cùng thời gian. Đồng thời, nơi đây còn có những danh thắng độc đáo, ấn tượng, luôn tạo được dấu ấn trong lòng du khách gần xa.

Nhân dân và LLVT Hòa Bình cùng cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1951 - 1954)

(HBĐT) - Ngày 24/4/1951, BTV T.Ư Đảng quyết định mở chiến dịch Quang Trung. Tỉnh Hòa Bình được Liên khu ủy giao nhiệm vụ phục vụ chiến dịch.

Những di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình

(HBĐT) - Khu căn cứ cách mạng (CCCM) Tu Lý - Hiền Lương là 1 trong 4 khu CCCM của tỉnh nằm trong hệ thống Chiến khu Hòa - Ninh - Thanh, do Xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp xây dựng và chỉ đạo hoạt động. Nơi đây, Ban Cán sự Đảng tỉnh đã mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh tại xóm Giằng Xèo. Trên 10 đội viên tự vệ Cứu quốc thị xã và huyện Mai Đà đã về dự lớp huấn luyện. Tu Lý - Hiền Lương trở thành khu CCCM đầu tiên của tỉnh.

Hòa Bình thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, chống lại âm mưu lập “Xứ Mường tự trị” và giải phóng Hòa Bình lần thứ nhất

(HBĐT) - Sau khi giành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám, cùng cả nước, Hòa Bình ra sức củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng cho công cuộc giai đoạn cách mạng mới: đánh Pháp trở lại xâm lược. Ngày 19/ 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Ban Cán sự Đảng tỉnh đã họp, phát động Nhân dân đứng lên kháng chiến. Trên cơ sở đó, lực lượng vũ trang Hòa Bình chuẩn bị phương án chiến đấu, toàn dân tiến hành tiêu thổ kháng chiến.

Một số di tích lịch sử - văn hóa ở tỉnh

(HBĐT) - Hòa Bình có hàng trăm địa chỉ di tích với trên 100 di tích được xếp hạng; trong đó, 41 di tích được Bộ VH-TT&DL xếp hạng cấp quốc gia (14 di tích lịch sử - văn hóa (DTLS-VH), 9 di tích lịch sử cách mạng, 18 di tích danh lam thắng cảnh) và 60 di tích cấp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục