Một ngôi nhà sàn cổ của người Mường tại xóm Nội Sung xã Hạ Bì (Kim Bôi).
(HBĐT) - Nhà sàn của người Mường không lẫn với nhà sàn của người Thái và không giống với những ngôi nhà của các dân tộc khác. Những ngôi nhà sàn này độc đáo từ cách chọn hướng, dựng nhà cho tới cách bố trí những đồ vật trong ngôi nhà.
Người Mường rất thận trọng trong chọn hướng nhà, họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc, may mắn đến cho gia đình và theo quan niệm của người Mường, làm nhà không được ngược hướng với đồi núi. Thường, việc chon hướng nhà được tổ chức thành nghi lễ và do những thầy cúng, ông mo thực hiện. Những thầy cúng, ông mo chọn hướng nhà sao cho hợp với gia chủ (thường là nam giới, là người lớn tuổi và trụ cột trong gia đình).
Cách bố trí không gian sống của người Mường cũng rất đặc biệt. Nhà sàn với những bậc cầu thang lẻ (vợ ông Xuân Méng ở xóm Nội Sung - xã Hạ Bì) cho biết: Theo quan niệm của người Mường, họ không sử dụng số chẵn để làm các bậc cầu thang vì những điều kiêng kỵ và không đem lại may mắn. Trong một ngôi nhà sàn thường sử dụng 2 cầu thang, một trước nhà, một nữa đặt ở cửa sau gần với vại nước, bếp, tiện cho đi lại, nấu nướng của người phụ nữ trong nhà. Thông thường trước nhà, gần lối đi chính và gần cầu thang hay gần các gốc cây trước nhà người Mường có đặt chum nước nhỏ, một gáo múc nước làm bằng những ống tre, nứa để cho khách rửa chân mỗi khi lên nhà.
Một ngôi nhà sàn thường được chia thành các gian, nhà càng nhiều gian chứng tỏ gia đình đó càng khá giả. Mỗi gian bày biện những đồ vật khác nhau, có những ý nghĩa nhất định. Gian thứ nhất sử dụng để tiếp đón khách và treo những đồ vật linh thiêng trong nhà như: cồng chiêng, các loại trống, cung nỏ và có khi là các loại sừng trâu, sừng bò hay sừng tê giác hay treo các mũi tên..., tiếp đến ở gian thứ giữa là nơi để cho đàn ông, con trai trong nhà ngủ và là nơi để thóc lúa, các tài sản như tủ, hòm. Còn gian thứ ba là nơi bày biện, chuẩn bị mâm cơm, nơi để chăn màn, quần áo của cả nhà và là nơi của những người phụ nữ, trẻ em. Điều đặc biệt là nhà sàn Mường thường nhiều cửa voóng (cửa sổ), mỗi gian có từ 1 đến 2 cửa voóng. Các voóng đều được làm bằng gỗ, vì vậy, mùa hè ở trên những ngôi nhà sàn này rất mát mẻ. Bếp thường được để ở gian giữa và bếp - chính là linh hồn của nhà sàn Mường, nó không chỉ là nơi để nấu ăn đơn thuần mà còn là nơi để tâm tình, chia sẻ. Khi mùa đông đến, cả nhà ngồi quây quần bên bếp lửa, chia sẻ những chuyện thường ngày.
Hiện nay, nhà sàn vẫn giữ được đầy đủ những đặc điểm kiến trúc cổ xưa nhưng mỗi nhà sàn vẫn còn thể hiện được dáng dấp của một nền văn hóa đã có từ lâu đời, Nhà sàn vẫn luôn được coi là minh chứng rõ nét nhất về cuộc sống và những phong tục, tập quán đẹp đẽ của người Mường. Trong cuộc sống thường ngày, những ai đã từng được sống trong ngôi nhà sàn có lẽ đối với họ không đâu mộc mạc, gần gũi hơn những ngôi nhà sàn xưa cũ - nơi đã lưu giữ được trọn vẹn linh hồn của những con người dân tộc Mường.
Bùi Thu
(Sở TT-TT)
(HBĐT) - Thờ thành hoàng làng cũng là một tín ngưỡng phổ biến ở người Mường. Thành hoàng là vị thần bảo trợ chung cho bản mường, che chở, đỡ đầu cho bản mường. Thành hoàng mường có thể là một hay nhiều vị được thờ tại quán hay miếu, sau này khi đời sống cao hơn là các đền. Đền có thể xây, nhưng có nơi chưa có điều kiện thì làm bằng tre, gỗ. Nhà nghiên cứu Từ Chi khi đi sâu nghiên cứu các nhân vật được thờ trong quán đã thấy như sau:
(HBĐT) - Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành ba tầng, bốn thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mường K,lơi) là nơi trú ngụ của Vua trời và các phò tá của Vua Trời. Tầng ở giữa là Mường Pưa (Mương Pưa), là thế giới của người sống, tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành mường. Tầng thứ ba có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và mường Vua Khú ( Mương Bua Khú) ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế giới của những người tí hon, gia xúc cũng tí hon, có lối thông lên thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn khú dưới quyền cai quản của Vua Khú.
(HBĐT) - Thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Mai Châu mang lại cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái cho những ai lần đầu ghé thăm; cảm giác đậm đà, đắm thắm rồi nhớ nhung da diết cho những ai đã từng đến vùng đất, hòa đồng với con người nơi đây.
(HBĐT) - Khắp là một hình thức thể hiện các tác phẩm dân ca dân tộc Tày. Khi nghiên cứu các cuốn sách cổ viết về các bài khắp Tày cho thấy, quá trình phát triển ngôn ngữ của loại hình này dường như cũng tiến triển theo lịch sử tiến hóa của loài người.
(HBĐT) - Dân tộc Mông có điệu múa nổi tiếng nhất là múa khèn. Tài năng của người múa thể hiện ở chỗ họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa cho thấy sự khỏe mạnh, khéo léo của người múa. Họ có thể quay, lăn lộn, nằm, múa… mà vẫn không hề ngừng thổi những bài khèn làm say lòng người. Nhìn người múa khèn khéo léo trình diễn những điệu múa hết sức phức tạp, nhanh nhẹn như một diễn viên xiếc mà vẫn không rời chiếc khèn và bài khèn mới thấy sự tài năng của họ.
(HBĐT) - Giống như các loại hình văn hóa khác ở Hòa Bình, sau người Mường, người Thái chiếm một vai trò khá quan trọng. Thực tế này cũng thấy rõ trong nghệ thuật dân gian.