Nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát triển.
Trong ảnh: Các nghệ nhân dân tộc Mường biểu diễn cồng chiêng trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh.

Nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát triển. Trong ảnh: Các nghệ nhân dân tộc Mường biểu diễn cồng chiêng trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh.

(HBĐT) - - Là tỉnh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nằm giao thoa giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều dân tộc cùng chung sống đã đem lại cho tỉnh ta những nét độc đáo về các giá trị văn hóa.

 

Trong những năm qua, tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả NQ T.Ư 5 (khóa VIII) về  “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và đạt được những kết quả tích cực, đặc biệt đã bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bảo các dân tộc trong tỉnh.

 

Tỉnh đã xác định bảo tồn, phát huy và phát triển VH của các dân tộc thiểu số là một bộ phận cấu thành nền văn hóa Hòa Bình phong phú và đa dạng. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp các dân tộc trong tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu thực hiện NQ T.Ư 5 (khóa VIII). Hoà Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc có truyền thống văn hóa đa dạng và phong phú, giàu bản sắc được thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông… và quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá trị đang đặt ra vấn đề cần quan tâm bảo tồn, phát huy. Tỉnh đã và đang dành nhiều quan tâm, nỗ lực  bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể tốt đẹp của các dân tộc, đồng thời hướng tới xây dựng đời sống văn hoá, môi trường văn hoá mới. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá đã từng bước được quan tâm. Nhiều di tích văn hoá - tín ngưỡng được đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo. Các giá trị văn hoá tinh thần được lưu giữ và phát huy. Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh có 177 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, trong đó có 53 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia. Ngoài ra, tỉnh có hơn 50 bản, làng du lịch - văn hoá, trên 30 lễ hội văn hoá đậm đà bản sắc như: Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Tiên (Lạc Thuỷ), lễ hội chùa Hang (Yên Thuỷ), lễ hội đền Bờ (Cao Phong), lễ mừng cơm mới của dân tộc Mường, lễ hội chá chiêng của dân tộc Thái; các phong tục độc đáo như cơm đe (Yên Thủy), xên bản xên Mường (Mai Châu)...

 

Chính quyền tỉnh đã xây dựng, ban hành quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng; phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay đã có hơn 20 di tích được đầu tư, trùng tu, tôn tạo. Lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể được quan tâm đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài tiêu biểu đã nghiên cứu như: đám tang và lễ mừng cơm mới của dân tộc Mường; lễ hội chá chiêng của dân tộc Thái; sưu tầm lễ cấp sắc của người Dao quần chẹt; lễ cưới cổ truyền của người Mường, người Thái (Mai Châu); sưu tầm nghề thủ công rèn đúc của người Mông, xã Pà Cò (Mai Châu); kiểm kê phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc trong tỉnh… Các hình thức truyền dạy văn nghệ dân gian được phát triển ở các địa phương như: Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc, thành phố Hoà Bình thu hút nhiều đông đảo người dân tham gia. Ngoài ra, các huyện, thành phố tổ chức mở các lớp truyền dạy di sản văn hoá phi vật thể như: lớp học chữ Thái (Mai Châu), lớp dạy văn nghệ dân gian (Tân Lạc), lớp dạy chữ Tày (Đà Bắc)… Dự án bảo tồn làng Mường cổ xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đang được triển khai với mục đích lưu giữ quần thể kiến trúc làng Mường cổ, nếp sống, sinh hoạt của cư dân bản địa. Ấn phẩm “Mo Mường” được sưu tầm, biên soạn và xuất bản gần đây là một công trình có giá trị trong công cuộc bảo tồn bản sắc văn hoá. Tỉnh cũng bước đầu thu hút được kết quả từ việc xã hội hóa công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Đã xuất hiện nhiều hơn những cá nhân, tổ chức tham gia bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh như Bảo tàng không gian văn hóa Mường, hoạt động du lịch cộng đồng, các ngành nghề thủ công truyền thống... Tỉnh cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương xây dựng và duy trì các tổ, đội, văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, góp phần tích cực lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

 

Có thể khẳng định, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh trong những năm qua đã góp phần quan trọng đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo được sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội đối với đường lối đổi mới, CNH, HĐH. Nhiều nét mới trong các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống được hình thành theo xu hướng nhân văn hơn, nhân bản hơn. Những thuần phong, mỹ tục được phục hồi. Tinh thần dân chủ trong cuộc sống xã hội được nâng cao. Những hoạt động hướng thiện trở thành phong trào xã hội như đền ơn, đáp nghĩa, xoá đói- giảm nghèo, tương thân, tương ái, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH. Mặc dù vậy, có thể thấy vẫn còn những hạn chế như do kinh phí đầu tư chưa nhiều nên việc bảo tồn, trùng tu các di tích, thắng cảnh chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của các tổ, đội văn nghệ, thông tin lưu động ở cơ sở chủ yếu trên tinh thần tự nguyện, nhiệt tình, mang tính phong trào, chưa có điều kiện sưu tầm, xây dựng và duy trì các loại hình văn hoá, văn nghệ dân gian đặc sắc còn lưu truyền... Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp kể cả về nguồn lực lẫn con người để nhằm bảo bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, xây dựng nên văn hóa Hòa Bình tiến tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

                                                                                          

 

                                                             Lê Chung

 

Các tin khác

Các nghệ nhân, diễn viên biểu diễn cồng chiêng tại  Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I, năm 2011.   ảnh:H.D
Điệu múa dân gian
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Hồng Anh, 
UV BCT, Thường trực Ban Bí thư trao tặng Huân chương
 Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, ngày 2/10/2011.
Trang phục dân tộc Mường

Thức dậy hồn chiêng Mường Bi!

(HBĐT) - Mường Bi - xứ Mường lớn nhất trong 4 Mường. Song hành cùng với một không gian văn hóa truyền thống đặc sắc, Mường Bi còn gìn giữ được một không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo. Hướng về Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng, từ vùng núi cao Ngổ Luông, Quyết Chiến đến thủ phủ Địch Giáo, Phong Phú, Phú Vinh đã ngân dài những giai điệu ping! poòng! piing... Thức dậy rồi, hồn chiêng Mường Bi!

Trở lại với những roóng mo

(HBĐT) - Tôi được lãnh đạo tỉnh mời tham gia Ban Biên tập và tham gia soạn thảo, dịch thuật cuốn “Mo Mường Hòa Bình” mà trọng tâm là dịch thuật phần truyện tình “Vườn hoa - Núi cối”. Sau khi cuốn “Mo Mường Hòa Bình” hoàn thành, là những người cầm bút lại sinh ra từ vùng đất này, chúng tôi rất vui mừng, song cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở về những cái được, chưa được của cuốn sách.

Khái quát lịch sử trước khi thành lập tỉnh Mường

(HBĐT) - Tỉnh Mường - tỉnh Hòa Bình còn rất trẻ, năm 2011 này mới vừa tròn 125 năm thành lập và phát triển (1886). Tuy nhiên, lịch sử của tỉnh Hòa Bình không phải chỉ được tính từ năm 1886, theo Dụ thành lập tỉnh Mường của quan Kinh lược Bắc kỳ mà phải tính từ khi con người thời tiền sử đã sinh sống cách nay hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm về trước trong các hang động, mái đá vôi của tỉnh.

Đặc sắc chiếc khăn đội đầu người Mường

(HBĐT) - Với chiếc yếm bên trong, áo dài, áo ngắn bên ngoài, đi cùng chiếc váy cầu kỳ và dải thắt lưng duyên dáng, điểm xuyết bằng những chiếc vòng bạc, chuỗi hạt cườm quý giá, bên hông là bộ xà tích bằng bạc... Tất cả đều thật đẹp, nhưng sẽ thật thiếu cho bộ trang phục của người phụ nữ Mường nếu không có thêm dải khăn đội đầu màu trắng - một chi tiết tuy rất đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc.

Một số món ăn độc đáo của người Mường

(HBĐT) - Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân tộc Mường (Hoà Bình) ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng… Dưới đây là một số món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc Mường.

Độc đáo cách bố trí nhà sàn của người Mường

(HBĐT) - Nhà sàn của người Mường không lẫn với nhà sàn của người Thái và không giống với những ngôi nhà của các dân tộc khác. Những ngôi nhà sàn này độc đáo từ cách chọn hướng, dựng nhà cho tới cách bố trí những đồ vật trong ngôi nhà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục