Khăn đội đầu,  một chi tiết quan trọng trong trang phục của người phụ nữ Mường.

Khăn đội đầu, một chi tiết quan trọng trong trang phục của người phụ nữ Mường.

(HBĐT) - Với chiếc yếm bên trong, áo dài, áo ngắn bên ngoài, đi cùng chiếc váy cầu kỳ và dải thắt lưng duyên dáng, điểm xuyết bằng những chiếc vòng bạc, chuỗi hạt cườm quý giá, bên hông là bộ xà tích bằng bạc... Tất cả đều thật đẹp, nhưng sẽ thật thiếu cho bộ trang phục của người phụ nữ Mường nếu không có thêm dải khăn đội đầu màu trắng - một chi tiết tuy rất đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc.

 

Chiếc khăn đội đầu là một dải vải trắng không viền, rộng chừng một gang tay, khoảng 15cm, dài khoảng 50 – 60 cm quá vòng đầu để thắt sau gáy theo kiểu thắt vặn, không luồn dưới tóc. Chiếc khăn này dùng để giữ cho nếp tóc được gọn gàng, che cơ thể trước nhiệt độ, thời tiết ở núi rừng.

 

Ngoài những ý nghĩa đó, chiếc khăn đội đầu còn có một ý nghĩa xã hội sâu xa gắn với truyền thuyết đầy lãng mạn về một mối tình giữa một chàng trai nghèo tên là Khỏe ở Mường Dậm với cô gái nhà lang xinh đẹp là Út Dô. Do khác biệt về thân thế, bị gia đình ngăn cản, đôi trai tài, gái sắc không lấy được nhau đã dẫn đến một mối tình tuyệt vọng. Chàng Khỏe để bảo vệ bản làng đã tạm biệt người yêu và đã một mình chiến đấu với hai con hổ, sau nhiều ngày giao tranh, chàng Khỏe đã ôm cả hai vợ chồng hổ dữ lao xuống vực sâu ở núi Zang. Từ đó, người dân Mường tránh được tai họa thú dữ. Nhưng nỗi đau mất người yêu của nàng Út Dô chẳng ngày nào vơi cạn. Ngày ngày, nàng Út Dô vẫn ra bờ suối nơi chia tay với Khỏe để ngóng đợi người tình. Út Dô lấy mảnh vải trắng chưa kịp nhuộm màu mà chàng Khỏe xé ra từ vạt áo tặng lại để lau nước mắt. Mỗi lần khỏa mảnh vải xuống suối Út Dô lại thấy hình ảnh của Khỏe hiện về. Mảnh vải ướt Út Dô lại vắt lên đầu. Vào một đêm trăng sáng, nàng Út Dô đã đi theo tiếng gọi của tình yêu và nàng đã chết, thân thể nàng hóa cây clang nở hoa trắng dọc hai bên suối. Từ đó, tất cả phụ nữ Mường đều đội một cái khăn trắng trên đầu để tưởng nhớ Út Dô và chàng Khỏe.

 

Đã bao nhiêu tháng năm trôi qua, đã bao nhiêu thế hệ đã lớn lên, câu chuyện tình lãng mạn ngày nào vẫn còn đó và có những nét văn hóa đã xuất hiện từ đó. Mỗi dân tộc có những phong tục riêng, cách thể hiện những giá trị văn hóa riêng. Đối với người Mường cũng vậy những giá trị tinh thần sẽ luôn đi cùng họ trong suốt chiều dài lịch sử, cho đến khi nào vẫn còn dân tộc Mường vẫn còn thấy dải khăn trắng được đội trên đầu người thiếu nữ e ấp hay trên trên mái tóc đã điểm bạc của những bà, mế.

           

Mảnh khăn trắng đội đầu của người phụ nữ Mường không hẳn là chiếc khăn tang cho mối tình tuyệt vọng của chàng Khỏe và nàng Út Dô mà màu trắng của chiếc khăn cũng như màu trắng của những bông clăng là biểu tượng cho sự chung thủy, trong trắng của người con gái Mường. Đồng thời cũng thể hiện những khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người Mường, những khát vọng giản dị nhưng thật đáng quý.

 

                                                Bùi Thu (Sở TT - TT)

 

Các tin khác

Mâm cỗ truyền thống trong các dịp lễ, tết của người Mường.
Một ngôi nhà sàn cổ của người Mường tại xóm Nội Sung xã Hạ Bì (Kim Bôi).
Người Mường đồ cơm.

Tín ngưỡng của người Thái

(HBĐT) - Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và hai thế giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một bên là thế giới của ma. Thế giới trên trời có Then Luông là đấng tối cao nhất cai quản trời đất, loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc. Dưới trần gian, bất cứ ở nơi nào cũng có các ma (phi) cai quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần kể trên cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông, bà, cụ kỵ đã khuất (pú pầu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người.

Các nhân vật thực hành tín ngưỡng

(HBĐT) - Về các nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai người phổ biến nhất là ông mo và bà mới. Ông mo là người thực hành nghi lễ và kể mo trong đám ma là chủ yếu, ngoài ra còn có thể thực hành một số nghi lễ khác. Bà mới (đôi khi cũng có ông mỡi) là người thực hành các nghi lễ cúng chữa bệnh, phần nào giống với lên đồng của người Kinh.

Tục Thờ thành hoàng làng của Người Mường

(HBĐT) - Thờ thành hoàng làng cũng là một tín ngưỡng phổ biến ở người Mường. Thành hoàng là vị thần bảo trợ chung cho bản mường, che chở, đỡ đầu cho bản mường. Thành hoàng mường có thể là một hay nhiều vị được thờ tại quán hay miếu, sau này khi đời sống cao hơn là các đền. Đền có thể xây, nhưng có nơi chưa có điều kiện thì làm bằng tre, gỗ. Nhà nghiên cứu Từ Chi khi đi sâu nghiên cứu các nhân vật được thờ trong quán đã thấy như sau:

Tín ngưỡng dân gian của người Mường

(HBĐT) - Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành ba tầng, bốn thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mường K,lơi) là nơi trú ngụ của Vua trời và các phò tá của Vua Trời. Tầng ở giữa là Mường Pưa (Mương Pưa), là thế giới của người sống, tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành mường. Tầng thứ ba có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và mường Vua Khú ( Mương Bua Khú) ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế giới của những người tí hon, gia xúc cũng tí hon, có lối thông lên thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn khú dưới quyền cai quản của Vua Khú.

Hòa mình trong bản sắc du lịch văn hóa Mai Châu

(HBĐT) - Thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Mai Châu mang lại cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái cho những ai lần đầu ghé thăm; cảm giác đậm đà, đắm thắm rồi nhớ nhung da diết cho những ai đã từng đến vùng đất, hòa đồng với con người nơi đây.

Tính kế thừa và hình thức thể hiện trong các bài Khắp của dân tộc Tày Đà Bắc

(HBĐT) - Khắp là một hình thức thể hiện các tác phẩm dân ca dân tộc Tày. Khi nghiên cứu các cuốn sách cổ viết về các bài khắp Tày cho thấy, quá trình phát triển ngôn ngữ của loại hình này dường như cũng tiến triển theo lịch sử tiến hóa của loài người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục