Mâm cỗ truyền thống trong các dịp lễ, tết của người Mường.
(HBĐT) - Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân tộc Mường (Hoà Bình) ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng… Dưới đây là một số món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc Mường.
- Nước chấm ớt:
Ớt nướng giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho nhuyễn rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt Mường cổ truyền. Món này dùng để chấm thịt luộc rất ngon.
- Đĩa quéch:
Gồm tai lợn, đuôi lợn, mảng đầu mũi, đầu lưỡi là bốn bộ phận tượng trưng cho cả con lợn. Món này được làm trong dịp cúng cơm mới. Trước khi ăn phải để lên bàn thờ cùng tổ tiên.
- Ngách lưỡi:
Gồm thủ lợn, tai, lưỡi lợn được thái thành sợi trộn với óc lợn, sau đó trộn với gừng già và lá hẹ cắt nhỏ. Món này có đủ các vị cay, thơm, béo rất hấp dẫn.
- Ốc cá:
Được làm bởi cá chép xắt khúc, xếp bên cạnh sợi mày bương, sợi gừng, miếng sả, bọc ba lần lá chuối đem đồ kỹ rồi vớt ra. Trong lá chuối đọng nước cá đồ là thứ nước chấm rất thơm ngon có mùi gừng, mùi cá, mùi lá, mùi mỡ.
- Loọng:
Xương trâu hay xương lợn vẫn còn mỡ, gân, thịt thô đem ninh với lõi mềm của thân cây chuối thái ngang. Món này làm khi nhà có việc lớn, đông khách như hiếu hỉ.
- Pẻng năng (bánh nẳng):
Dân tộc Mường có một loại bánh được lưu truyền từ xa xưa, cách làm công phu và chỉ có ở Hoà Bình. Bánh được làm như sau: lấy cây mận và cây đu đủ rừng phơi khô, đốt thành tro, sau đó lắng lấy nước trong; hoà nước vôi, gạn nước vôi trong rồi đem đổ lẫn vào nước tro.
Lấy lá trầu nhúng vào nước đã chế, vớt ra cho vào miệng nhai rồi nhổ bọt nước thấy đỏ như trầu têm thì đổ gạo đã vo sạch vào ngâm. Sau 6 tiếng, vớt gạo ra gói như gói bánh chưng (gói nhỏ vừa ăn), xong bỏ vào nồi luộc khoảng 10 tiếng rồi vớt ra, treo lên.
Bánh có màu xanh như ngọc, khi ăn sẽ cảm thấy một vị mát tuyệt với, có rất nhiều hương hoa, hương lá lan toả khắp cơ thể con người.
Bánh làm vào dịp Tết dùng để cúng tổ tiên, nhằm tỏ lòng thành kính và chứng tỏ sợ trong xanh của núi rừng.
-Pẹng goẹng:
Nguyên liệu chính là bột ướt làm từ gạo tẻ, nhân rắc vào bột ướt là cá con (bắt ở ao, suối) băm nhỏ đã được đảo qua đảo lại nhiều lần trên chảo. Sau đó, bánh được gói bằng lá chuối đem luộc cho đến chín. Bánh này thường được làm trong dịp giỗ chạp, hội hè.
-Cá ướp chua:
Cá ướp chua là món không thể thiếu được trong những ngày Tết của người Mường. Để có được một hũ cá chua (pe cá tưa). Cách làm rất cầu kỳ: Đem cá mổ bụng moi ruột rửa sạch, bỏ đầu và đuôi, con nhỏ cắt thành hai, ba khúc, con to cắt thành miếng bằng hai, ba ngón tay. Sau khi cá ráo nước thì đổ vào chậu hay sanh sạch, rắc muối hơi đậm một chút, thêm vào một ít cơm nguội, một ít men rượu (tùy theo lượng cá). Tất cả trọn đều rồi cho vào hũ, lấy lá chuối tươi hơ lửa bịt kín miệng hũ và lấy lạt buộc miệng hũ thật kín. Thường xuyên kiểm tra, nếu lá rách, hở thì phải lấy lá khác bịt thêm vào đó. Khoảng mươi, mười lăm ngày mở hũ ra xem. Nếu cá có mùi chua thì bỏ “xỉnh” (thỉnh) vào, nếu chưa có mùi thì lấy muối hòa nước ấm đổ vào để gần lửa. Rang ngô nếp hạt giã nhỏ để nguội. Riềng rửa sạch thái lát, giã nhỏ. Hành cắt dài rửa sạch. Đổ cá ra, trộn đều các gia vị nói trên rồi lại bỏ vào hũ, lấy lá chuối bịt kín, buộc chặt miệng hũ. Lấy tro nhào với nước trát lên trên miệng hũ cho thật kín.
Cá ướp chua để bao lâu tùy theo chủ nhà. Tuy nhiên có một số cách thưởng thức cá ướp chua như sau:
HBĐT tổng hợp
(HBĐT) - Về các nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai người phổ biến nhất là ông mo và bà mới. Ông mo là người thực hành nghi lễ và kể mo trong đám ma là chủ yếu, ngoài ra còn có thể thực hành một số nghi lễ khác. Bà mới (đôi khi cũng có ông mỡi) là người thực hành các nghi lễ cúng chữa bệnh, phần nào giống với lên đồng của người Kinh.
(HBĐT) - Thờ thành hoàng làng cũng là một tín ngưỡng phổ biến ở người Mường. Thành hoàng là vị thần bảo trợ chung cho bản mường, che chở, đỡ đầu cho bản mường. Thành hoàng mường có thể là một hay nhiều vị được thờ tại quán hay miếu, sau này khi đời sống cao hơn là các đền. Đền có thể xây, nhưng có nơi chưa có điều kiện thì làm bằng tre, gỗ. Nhà nghiên cứu Từ Chi khi đi sâu nghiên cứu các nhân vật được thờ trong quán đã thấy như sau:
(HBĐT) - Quan niệm vũ trụ của người Mường đã được nhà nghiên cứu Mường nổi tiếng Nguyễn Từ Chi hệ thống thành ba tầng, bốn thế giới. Tầng cao nhất là thế giới của Mường Trời (Mường K,lơi) là nơi trú ngụ của Vua trời và các phò tá của Vua Trời. Tầng ở giữa là Mường Pưa (Mương Pưa), là thế giới của người sống, tập hợp lại thành các gia đình, thành xóm và thành mường. Tầng thứ ba có hai thế giới là Mường Pưa Tín (Mương Pưa Tín) ở dưới mặt đất và mường Vua Khú ( Mương Bua Khú) ở đáy nước. Thế giới bên dưới mặt đất không phải là âm ty, không phải là thế giới siêu nhiên của tinh linh, mà là thế giới của những người tí hon, gia xúc cũng tí hon, có lối thông lên thế giới của người trên mặt đất. Thế giới của Vua Khú là vương quốc của bọn khú dưới quyền cai quản của Vua Khú.
(HBĐT) - Thiên nhiên, không gian văn hóa, vùng đất và con người Mai Châu từ lâu nay đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng du khách. Mai Châu mang lại cảm nhận nhẹ nhàng, thư thái cho những ai lần đầu ghé thăm; cảm giác đậm đà, đắm thắm rồi nhớ nhung da diết cho những ai đã từng đến vùng đất, hòa đồng với con người nơi đây.
(HBĐT) - Khắp là một hình thức thể hiện các tác phẩm dân ca dân tộc Tày. Khi nghiên cứu các cuốn sách cổ viết về các bài khắp Tày cho thấy, quá trình phát triển ngôn ngữ của loại hình này dường như cũng tiến triển theo lịch sử tiến hóa của loài người.
(HBĐT) - Dân tộc Mông có điệu múa nổi tiếng nhất là múa khèn. Tài năng của người múa thể hiện ở chỗ họ vừa thổi khèn vừa múa. Điệu múa cho thấy sự khỏe mạnh, khéo léo của người múa. Họ có thể quay, lăn lộn, nằm, múa… mà vẫn không hề ngừng thổi những bài khèn làm say lòng người. Nhìn người múa khèn khéo léo trình diễn những điệu múa hết sức phức tạp, nhanh nhẹn như một diễn viên xiếc mà vẫn không rời chiếc khèn và bài khèn mới thấy sự tài năng của họ.