Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Hồng Anh, 
UV BCT, Thường trực Ban Bí thư trao tặng Huân chương
 Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, ngày 2/10/2011.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Hồng Anh, UV BCT, Thường trực Ban Bí thư trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, ngày 2/10/2011.

(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, tỉnh Hòa Bình được thành lập, lấy tên là tỉnh Mường gồm có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ, tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ.

 

Nghị định của Tổng trú sứ Trung - Bắc kỳ Paul Bert và Dụ thành lập tỉnh Mường của quan Kinh lược Bắc kỳ, đăng trên tạp chí “Người hướng dẫn xứ Bảo hộ Trung - Bắc kỳ”, số 4 năm 1886, trang 230 - 231.

 

- Đến ngày 5/9/1896 được chuyển về  đóng tại làng Vĩnh Diệu, xã Hoà Bình, phía tả ngạn sông Đà (thuộc TPHB ngày nay); tỉnh bao gồm 4 châu: Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà.

- Năm 1976, thực hiện chủ trương của T.ư, hai tỉnh Hoà Bình và Hà Tây được hợp nhất thành tỉnh Hà Sơn Bình.

- Tháng 10/1991, tỉnh HB được tái lập (tách từ tỉnh Hà Sơn Bình).

- Tỉnh HB hiện nay có 10 huyện, 1 thành phố (210 xã, phường, thị trấn) với dân số 80 vạn người.

- Cộng đồng các dân tộc HB có 7 dân tộc chiếm tỷ lệ chính trong cơ cấu dân số của tỉnh: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa.

- Tỉnh Hoà Bình gắn với nền Văn hoá Hoà Bình nổi tiếng.

- Công trình thủy điện Hoà Bình trên sông Đà là một công trình lớn nhất khu vực Đông Nam á.

- Tỉnh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 61 tập thể và 10 cá nhân được tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân và Anh hùng lao động; 64 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH.

- Sau 20 năm tái lập tỉnh, KT-XH của tỉnh đã đạt những thành tựu khá toàn diện. GDP liên tục đạt tốc độ tăng trưởng khá, với mức bình quân 7,1%/năm trong giai đoạn 1991-1995; 7,4%/năm trong giai đoạn 1996-2000; 8%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Đặc biệt trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 12%. Cụ thể, năm 2010, thu NSNN đạt 1.322 tỉ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2005; thu nhập bình quân đầu người đạt 13,45 triệu đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005; SXNN tiếp tục phát triển theo hướng bền vững; SXCN tăng giá trị gấp 2,5 lần so với năm 2005; các ngành dịch vụ phát triển khá, tổng mức doanh thu tăng gấp 4,5 lần so với năm 2005;  tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,88% (tiêu chí cũ).

- Toàn tỉnh hiện có 7 người là tiến sỹ và chuyên khoa cấp II; trình độ thạc sỹ: 243 người; trình độ đại học, cao đẳng: 15.058 người.

- 100% số xã có điện thoại, có    đường ô tô và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã.

- 95% số hộ được sử dụng điện; hệ thống các công trình thuỷ lợi đã chủ động nước tưới cho trên 80% diện tích SX.

- 80% hộ dân nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Gần 70% số phòng học được xây dựng kiên cố; kết thúc năm học 2010-2011, toàn tỉnh có 134 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% số trường phổ thông được kết nối in-tơ-nét.

- 100% xã, phường, thị trấn có trạm y tế, 65,24% số trạm y tế xã có bác sỹ, đạt tỷ lệ 6,67 bác sỹ/vạn dân. 101 trạm y tế được công nhận chuẩn quốc gia.

-  80% số hộ đạt tiêu chuẩn văn hoá; 72% số xóm, bản có NVH.

- Tình hình CT-XH ổn định; QP-AN được giữ vững, trật tự xã hội được bảo đảm.

- Kết thúc năm 2010, số tổ chức cơ sở Đảng đạt TS-VM chiếm 83,35%.

  

 

                                                            Văn Tưởng (tổng hợp)

 

Các tin khác

Trang phục dân tộc Mường
Cồng chiêng ngân lên sức sống, làm sống dậy cái hồn phách của xứ Mường Bi. Ảnh chụp tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi 2011.
Một góc thị trấn Cao Phong – trung tâm Mường Thàng hôm nay
Ảnhh: ĐP
Di tích hang Chổ, xã Cao Răm (Lương Sơn) thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách quốc tế. Ảnh: P.V

Đặc sắc chiếc khăn đội đầu người Mường

(HBĐT) - Với chiếc yếm bên trong, áo dài, áo ngắn bên ngoài, đi cùng chiếc váy cầu kỳ và dải thắt lưng duyên dáng, điểm xuyết bằng những chiếc vòng bạc, chuỗi hạt cườm quý giá, bên hông là bộ xà tích bằng bạc... Tất cả đều thật đẹp, nhưng sẽ thật thiếu cho bộ trang phục của người phụ nữ Mường nếu không có thêm dải khăn đội đầu màu trắng - một chi tiết tuy rất đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc.

Một số món ăn độc đáo của người Mường

(HBĐT) - Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân tộc Mường (Hoà Bình) ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng… Dưới đây là một số món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc Mường.

Độc đáo cách bố trí nhà sàn của người Mường

(HBĐT) - Nhà sàn của người Mường không lẫn với nhà sàn của người Thái và không giống với những ngôi nhà của các dân tộc khác. Những ngôi nhà sàn này độc đáo từ cách chọn hướng, dựng nhà cho tới cách bố trí những đồ vật trong ngôi nhà.

Tín ngưỡng của người Dao

(HBĐT) - Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn (vần), khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Người dao cho rằng có ma lành và có ma dữ trong cuôc sống của họ. Gặp mà lành thì người ta gặp được sự yên ổn, bảo trợ, giúp đỡ, còn gặp ma dữ tức là không may mắn, tai họa. Người ốm là do không đủ số hồn ở trong người mình, do đó phải tìm đến thầy bói đi tìm hồn và nhờ thầy cúng tìm cách đưa những hồn trong người trở lại vị trí cũ.

Độc đáo ẩm thực dân tộc Mường

(HBĐT) - Trước đây, người Mường thường dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt, hái lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính. Trong các loại cây trồng, lúa vẫn được xem là loại cây lương thực chủ lực bên cạnh ngô, khoai, sắn.

Tín ngưỡng của người Thái

(HBĐT) - Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và hai thế giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một bên là thế giới của ma. Thế giới trên trời có Then Luông là đấng tối cao nhất cai quản trời đất, loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc. Dưới trần gian, bất cứ ở nơi nào cũng có các ma (phi) cai quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần kể trên cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông, bà, cụ kỵ đã khuất (pú pầu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục