Trang phục dân tộc Mường

Trang phục dân tộc Mường

(HBĐT) - Hòa Bình từ lâu là một địa danh nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc, tiêu biểu trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất lịch sử này, các dân tộc anh em đã cùng đoàn kết, gắn bó xây dựng và bảo vệ quê hương, tô thắm núi sông, bản làng, xây dựng nên truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó có 7 dân tộc chủ yếu là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa.

 

Ngoài ra còn có các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ như: Nùng, Sán Chay, Sán Rìu, ê đê, Khơ Me, Gia Rai, Mnông, Cơ Tu, Giáy, Ngái, Chứt đã tạo nên những nét văn hóa độc đáo rất riêng của từng vùng. Xin giới thiệu đôi nét về 7 dân tộc chiếm tỷ lệ chính trong cơ cấu dân số của tỉnh.

 

1. Hòa Bình là địa bàn cư trú chính của dân tộc Mường. Trong cơ cấu dân tộc của tỉnh, dân tộc Mường luôn có số đông nhất. Hiện, ở 11 huyện, TP trong tỉnh có khoảng 486.513 người dân tộc Mường, chiếm 61,82% tổng số dân toàn tỉnh. 

                                                                                              

2. CVĐ dân cư miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi vào đầu những năm 60 thế kỷ XX đã làm thay đổi cân bằng dân số của các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Hiện, ở 11 huyện, thành phố có khoảng 225.808 người dân tộc Kinh, chiếm 28,69% dân số toàn tỉnh.

      

        

                   Trang phục dân tộc kinh

                                     

3. Với dân số khoảng 31.788 người, dân tộc Thái chiếm 4,04% tổng dân số toàn tỉnh. Dân tộc Thái cư trú ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, tập trung ở huyện Mai Châu với dân số trên 30.300 người.

   

     

                            Trang phục dân tộc Mông

 

4. Trên địa bàn 11 huyện, thành phố có khoảng 25.400 người dân tộc Tày, chiếm tỷ lệ 3,23% dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của người dân tộc Tày chủ yếu ở huyện Đà Bắc với số lượng trên 24.700 người.

             

          

                         Trang phục dân tộc Tày

 

5. Dân tộc Dao đứng thứ tư trong cơ cấu dân tộc của tỉnh với số lượng khoảng 13.859 người, chiếm 1,76% dân số toàn tỉnh. Người dân tộc Dao cư trú tại các huyện, thành phố trong tỉnh. Trong đó, tập trung ở các huyện Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Cao Phong.

                         

         

                          Trang phục dân tộc Dao

 

6. Dân tộc Mông hiện có khoảng trên 2.900 người, chiếm 0,372% tổng dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của đồng bào Mông tập trung ở hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu).

 

       

                    Trang phục dân tộc Thái

 

7. Dân tộc Hoa có khoảng 129 người, chiếm 0,016% tổng dân số toàn tỉnh. Địa bàn cư trú của người dân tộc Hoa ở TPHB, huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Yên Thủy.

 

        

                                Trang phục dân tộc Hoa

       

          

        

 

                                                           Đức Phượng (TH)

 

Các tin khác

Cồng chiêng ngân lên sức sống, làm sống dậy cái hồn phách của xứ Mường Bi. Ảnh chụp tại Lễ hội Khai hạ Mường Bi 2011.
Một góc thị trấn Cao Phong – trung tâm Mường Thàng hôm nay
Ảnhh: ĐP
Di tích hang Chổ, xã Cao Răm (Lương Sơn) thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách quốc tế. Ảnh: P.V
Khăn đội đầu,  một chi tiết quan trọng trong trang phục của người phụ nữ Mường.

Một số món ăn độc đáo của người Mường

(HBĐT) - Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân tộc Mường (Hoà Bình) ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng… Dưới đây là một số món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc Mường.

Độc đáo cách bố trí nhà sàn của người Mường

(HBĐT) - Nhà sàn của người Mường không lẫn với nhà sàn của người Thái và không giống với những ngôi nhà của các dân tộc khác. Những ngôi nhà sàn này độc đáo từ cách chọn hướng, dựng nhà cho tới cách bố trí những đồ vật trong ngôi nhà.

Tín ngưỡng của người Dao

(HBĐT) - Người Dao quan niệm mọi vật đều có linh hồn (vần), khi vật đó chết thì hồn lìa khỏi xác để biến thành ma và hồn ma có ở khắp nơi. Người dao cho rằng có ma lành và có ma dữ trong cuôc sống của họ. Gặp mà lành thì người ta gặp được sự yên ổn, bảo trợ, giúp đỡ, còn gặp ma dữ tức là không may mắn, tai họa. Người ốm là do không đủ số hồn ở trong người mình, do đó phải tìm đến thầy bói đi tìm hồn và nhờ thầy cúng tìm cách đưa những hồn trong người trở lại vị trí cũ.

Độc đáo ẩm thực dân tộc Mường

(HBĐT) - Trước đây, người Mường thường dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và săn bắt, hái lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính. Trong các loại cây trồng, lúa vẫn được xem là loại cây lương thực chủ lực bên cạnh ngô, khoai, sắn.

Tín ngưỡng của người Thái

(HBĐT) - Vũ trụ quan của người Thái gồm ba thế giới, một thế giới ở trên trời cao và hai thế giới cùng tồn tại ở mặt đất, một bên là thế giới của những người sống và một bên là thế giới của ma. Thế giới trên trời có Then Luông là đấng tối cao nhất cai quản trời đất, loài người và vạn vật, Then Luông được các quần thần giúp việc. Dưới trần gian, bất cứ ở nơi nào cũng có các ma (phi) cai quản. Muốn lập bản, khai phá ruộng, phát nương, đánh cá, săn thú đều phải xin phép các ma ruộng, ma nương, ma rừng, ma suối… Những vị thần trên trời, các ma dưới trần kể trên cùng với ma nhà (phi hươn), ma họ (phi đẳm), những ông, bà, cụ kỵ đã khuất (pú pầu) là những lực lượng phù hộ, bảo vệ người.

Các nhân vật thực hành tín ngưỡng

(HBĐT) - Về các nhân vật thực hành tín ngưỡng của người Mường, có hai người phổ biến nhất là ông mo và bà mới. Ông mo là người thực hành nghi lễ và kể mo trong đám ma là chủ yếu, ngoài ra còn có thể thực hành một số nghi lễ khác. Bà mới (đôi khi cũng có ông mỡi) là người thực hành các nghi lễ cúng chữa bệnh, phần nào giống với lên đồng của người Kinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục