Cách trung tâm thành phố Hòa Bình 12 km, dưới chân núi Mỗ, Bản Giang Mỗ thuộc xã Bình Thành (Cao Phong) gồm hơn 100 ngôi nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt.

Cách trung tâm thành phố Hòa Bình 12 km, dưới chân núi Mỗ, Bản Giang Mỗ thuộc xã Bình Thành (Cao Phong) gồm hơn 100 ngôi nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt.

(HBĐT) - Làng bản - địa vực cư trú chủ yếu của người Mường ở Hoà Bình là ven các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt.

 

Người Mường vừa làm ruộng (nà) vừa làm nương rẫy, tập quán cư trú của các cư dân trồng lúa nước là định cư. Tuy nhiên, khi mùa màng liên tiếp thất bát và nương rẫy đã bạc màu, một số ít di cư đến vùng khác để sinh sống và đến một thời điểm thích hợp họ lại trở về ở nơi cũ. 

 

Người Mường sống quần cư thành từng làng bản (làng và bản tương đương nhau theo cách gọi), đơn vị dưới bản là xóm, trên bản là mường. Xóm có khi chỉ năm sáu chục nóc nhà (mỗi nóc nhà là một gia đình). Mường là địa phận của một vùng đất không phân chia theo đơn vị hành chính, cũng không theo tập quán cư trú; có mường rộng bằng vài xã, vài huyện, cũng có nơi rộng bằng một tỉnh.

 

Bản Mường truyền thống không nằm trên các đường cái lớn mà nhấp nhô, thấp thoáng trong màu xanh bao la của núi rừng. Lối vào bản Mường thường khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, uốn lượn theo thế đất, thế rừng tự nhiên. Các cây cao là dấu hiệu phổ biến của các làng bản người Mường. Học giả J. Quydinê trong tác phẩm Les Mương đã mô tả làng bản của người Mường một cách rất sinh động: Từ một góc rừng nhỏ nhô lên một bụi cau, trong một vùng lá, một mái nhà tranh hiện lên như một khối màu nâu, một chút khói bốc lên không thành từng cột, như những bức màn… nhìn kỹ, ta thấy đó đây độ dày một mái nhà, góc của hai bức vách, bậc một cầu thang, ngừng lại để lắng nghe một lúc ta nghe rõ nhịp chày giã gạo.

 

Một đặc điểm của làng bản người Mường là về phía tây, cạnh bản có khu nghĩa địa chung của cả bản. Nghĩa địa nằm dưới những tán cây cối um tùm. Mỗi ngôi mộ, tại các vị trí ứng với đầu và chân tay, người ta chôn 5 hòn đá gọi là hòn mồ, trong đó hòn ở đầu to, cao và được chôn chắc chắn nhất.

 

Mỗi làng bản của người Mường có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai canh tác, đất rừng, khúc sông, khe suối riêng thuộc quyền quản lý, sử dụng của mỗi bản. Quy mô đất đai kể trên to, nhỏ thường phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý của mỗi bản, vào quy mô dân số, số nóc nhà trong bản đó.

 

 

 

                                                                         HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh được bảo tồn và phát triển.
Trong ảnh: Các nghệ nhân dân tộc Mường biểu diễn cồng chiêng trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh.
Các nghệ nhân, diễn viên biểu diễn cồng chiêng tại  Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng lần thứ I, năm 2011.   ảnh:H.D
Điệu múa dân gian
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Lê Hồng Anh, 
UV BCT, Thường trực Ban Bí thư trao tặng Huân chương
 Hồ Chí Minh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình trong Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, ngày 2/10/2011.

Đôi nét về các dân tộc anh em trên vùng đất Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình từ lâu là một địa danh nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc, tiêu biểu trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất lịch sử này, các dân tộc anh em đã cùng đoàn kết, gắn bó xây dựng và bảo vệ quê hương, tô thắm núi sông, bản làng, xây dựng nên truyền thống văn hóa đa dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó có 7 dân tộc chủ yếu là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông, Hoa.

Thức dậy hồn chiêng Mường Bi!

(HBĐT) - Mường Bi - xứ Mường lớn nhất trong 4 Mường. Song hành cùng với một không gian văn hóa truyền thống đặc sắc, Mường Bi còn gìn giữ được một không gian văn hóa cồng chiêng độc đáo. Hướng về Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm ngày tái lập tỉnh và Lễ hội văn hóa cồng chiêng, từ vùng núi cao Ngổ Luông, Quyết Chiến đến thủ phủ Địch Giáo, Phong Phú, Phú Vinh đã ngân dài những giai điệu ping! poòng! piing... Thức dậy rồi, hồn chiêng Mường Bi!

Trở lại với những roóng mo

(HBĐT) - Tôi được lãnh đạo tỉnh mời tham gia Ban Biên tập và tham gia soạn thảo, dịch thuật cuốn “Mo Mường Hòa Bình” mà trọng tâm là dịch thuật phần truyện tình “Vườn hoa - Núi cối”. Sau khi cuốn “Mo Mường Hòa Bình” hoàn thành, là những người cầm bút lại sinh ra từ vùng đất này, chúng tôi rất vui mừng, song cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở về những cái được, chưa được của cuốn sách.

Khái quát lịch sử trước khi thành lập tỉnh Mường

(HBĐT) - Tỉnh Mường - tỉnh Hòa Bình còn rất trẻ, năm 2011 này mới vừa tròn 125 năm thành lập và phát triển (1886). Tuy nhiên, lịch sử của tỉnh Hòa Bình không phải chỉ được tính từ năm 1886, theo Dụ thành lập tỉnh Mường của quan Kinh lược Bắc kỳ mà phải tính từ khi con người thời tiền sử đã sinh sống cách nay hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm về trước trong các hang động, mái đá vôi của tỉnh.

Đặc sắc chiếc khăn đội đầu người Mường

(HBĐT) - Với chiếc yếm bên trong, áo dài, áo ngắn bên ngoài, đi cùng chiếc váy cầu kỳ và dải thắt lưng duyên dáng, điểm xuyết bằng những chiếc vòng bạc, chuỗi hạt cườm quý giá, bên hông là bộ xà tích bằng bạc... Tất cả đều thật đẹp, nhưng sẽ thật thiếu cho bộ trang phục của người phụ nữ Mường nếu không có thêm dải khăn đội đầu màu trắng - một chi tiết tuy rất đơn giản nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc.

Một số món ăn độc đáo của người Mường

(HBĐT) - Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân tộc Mường (Hoà Bình) ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng… Dưới đây là một số món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực phong phú của dân tộc Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục