(HBĐT) - Cuối tháng 1/1945, để phong trào cách mạng ở Hoà Bình tiến lên, T.ư Đảng thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh gồm 2 đồng chí: Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng. Tháng 5/1945, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban Cán sự Đảng kết nạp 3 đảng viên: Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn, lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hoà Bình, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ.
Đầu tháng 8/1945, toàn tỉnh mới có 8 đảng viên đã lãnh đạo nhân dân xây dựng lực lượng, khi có lệnh tổng khởi nghĩa phát động, nhân dân nổi dậy chỉ 7 ngày từ 20 - 26/8/1945 khởi nghĩa thành công, giành chính quyền và thành lập chính quyền cách mạng.
Qua 66 năm xây dựng và trưởng thành, toàn Đảng bộ tỉnh đã có 14 đảng bộ cấp trên cơ sở gồm 10 Đảng bộ huyện, 1 thành phố, 2 Đảng bộ công an, quân sự, 1 Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh với 672 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), 3.475 chi bộ trực thuộc cơ sở. 50.896 đảng viên, chiếm 6,36% dân số toàn tỉnh. Từ 8/1945 đến nay tăng 50.888 đảng viên, bình quân mỗi năm kết nạp được 771 đảng viên. Đảng bộ tỉnh đã qua 15 kỳ đại hội, có 12 đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ các khoá, trong đó, 2 đồng chí T.ư chỉ định, 10 đồng chí đại hội bầu.
Thực hiện xây dựng và chỉnh đốn Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cấp ủy các cấp dồn sức xây dựng TCCSĐ đạt trong sạch - vững mạnh (TSVM); số TCCSĐ đạt TSVM ngày một tăng. Qua 10 năm từ 1996 - 2005 đã cho kết quả tích cực, năm đạt TSVM thấp nhất 63%, cao nhất 80%, bình quân đạt 63,93%; riêng nhiệm kỳ 2001 - 2005 số TCCSĐ đạt TSVM bình quân 75,69%, tăng 11,76%. Nhiệm kỳ 2005-2010 đã xóa hết số TCCSĐ yếu kém, xóa xóm trắng đảng viên, số TCCSĐ đạt TSVM bình quân đạt 77%, tăng 1,31%. Nhiệm kỳ 2010-2015, năm đầu 2011 đã có 81,37% số TCCSĐ đạt TSVM, vượt chỉ tiêu NQĐH XV đề ra 1,37% và 22,2% số TCCSĐ đạt TSVM xuất sắc. Phân tích chất lượng đảng viên hàống năm có từ 65 - 85% đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Số đảng viên hoành thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm từ 10 - 20%.
Thực hiện việc khen tặng huy hiệu Đảng từ năm 1985 đến
Nguyễn Quang Phi (T.H)
(T.T.V)
(HBĐT) - Như bao người con khác của núi rừng, sau 5 năm về đồng bằng học đại học, tôi lại trở về với quê hương miền núi công tác. Ngày lại ngày đi dưới bóng núi, trước mắt tôi thấp thoáng những chân ruộng bậc thang. Mải miết với những lo toan nơi xưởng máy, công sở để kiếm sống, tôi dửng dưng trước những chân ruộng bậc thang đó. Có gì đâu, những lô đất có từ ngày xưa, vẫn là ba màu lặp đi lặp lại: màu nâu, màu xanh, màu vàng. Hết cày lại cấy, gặt.
(HBĐT) - Làng bản - địa vực cư trú chủ yếu của người Mường ở Hoà Bình là ven các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt.
(HBĐT) - - Là tỉnh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nằm giao thoa giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều dân tộc cùng chung sống đã đem lại cho tỉnh ta những nét độc đáo về các giá trị văn hóa.
(HBĐT) - Truyền thuyết xưa kể lại rằng, trong các hang động, mái đá trong khu vực người Mường sinh sống có nhiều hòn đá, nhũ đá thiên nhiên khi gõ vào phát ra những âm thanh bùng, biêng... nghe rất vui tai.
(HBĐT) - Năm nào cũng vậy, lễ cơm mới của người Thái ở Mai Châu được tổ chức một lần vào tháng 8 âm lịch. Không định ngày tuỳ theo điều kiện của từng gia đình mà làm lễ cơm mới to hay nhỏ.
(HBĐT) - Ngày 22/6/1886, tỉnh Hòa Bình được thành lập, lấy tên là tỉnh Mường gồm có 4 phủ: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn, Chợ Bờ, tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ.