Cơ sở sản xuất rượu cần của bà Bùi Thị Chinh  ở tổ 3, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình.

Cơ sở sản xuất rượu cần của bà Bùi Thị Chinh ở tổ 3, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình.

(HBĐT) - Không biết từ bao giờ rượu cần đã có trong đời sống của người Mường Hoà Bình. Đây là một nét văn hóa cộng đồng không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp cưới hỏi, lễ, tết... Trong bộn bề cuộc sống hiện đại, rượu cần đang dần được đánh thức.

 

Sinh ra và lớn lên ở đất Mường Vang, bà Bùi Thị Chinh biết làm rượu cần từ nhỏ. Theo chồng ra thành phố lập nghiệp bà vẫn mang theo bí quyết làm rượu. Trong những dịp lễ, tết lại trổ tài để gia đình, bạn bè thưởng thức. Dần thành quen, gia đình bà trở thành nơi tụ họp của nhiều người thích rượu cần và từ đó bà thành lập cơ sở SX-KD rượu cần ngay tại nhà. Từ năm 1993 đến nay, gia đình bà sản xuất rượu cần bán ra thị trường Hoà Bình, Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận khác. Bà Chinh cho biết: Những năm gần đây, nhiều người thích mua rượu cần sử dụng và làm quà trong các dịp tết, nhất là Tết Nguyên đán cổ truyền. Do vậy, sản phẩm bán được năm sau luôn nhiều hơn năm trước. Như năm 2010, cả gia đình làm và bán được 3.000 vò các loại, năm ngoái làm, bán được gần 4.000 vò. Dự định năm nay, gia đình mở rộng sản xuất đáp ứng ngày càng cao của người tiêu dùng.  

Từ nhiều năm nay, gia đình anh Bùi Văn Quý ở xóm Nhót, xã Thanh Hối (Tân Lạc) làm rượu cần để thưởng thức trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi hay gia đình có công việc. Do vẫn duy trì cách làm truyền thống nên rượu của gia đình anh ngon, được mọi người khen ngợi. Hai năm trước thấy nhiều người hỏi mua, anh quyết định làm nhiều để bán ra thị trường. Anh Quý cho biết: Năm ngoái, tôi chỉ làm thử 150 vò để bán. Sau khi làm xong, sản phẩm bán hết. Do bận công việc vườn nên không làm tiếp để bán được. Năm ngoái, tôi làm 300 vò cũng bán hết. Tôi định năm tới mở rộng sản xuất tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình.  

Trong nguyên liệu làm rượu cần thì men là quan trọng nhất. Men quyết định chất lượng rượu có ngon hay không? Men rượu ngon là men truyền thống của người Mường được làm từ 24 nguyên liệu từ ớt, gừng, riềng, lá mít, ổi và nhiều lá  cây rừng như lá mâm xôi, vỏ long não, dây thảo quả rừng, lá lọt núi... trong men lá rừng không bao giờ thiếu là vỏ cây gỗ mun. Vỏ cây mun có tác dụng khử độc rất tốt nên người uống không bị đau đầu và gây độc hại đối với cơ thể. Tuy nhiên, hiện nhiều cơ sở do lợi nhuận không dùng men lá cây. Qua tìm hiểu, hiện duy nhất trên địa bàn có HTX dệt may, thổ cẩm, rượu cần, men lá rừng là cơ sở duy nhất SX loại men này. Bùi Thị Lan Phương, Phó Chủ nhiệm HTX cho biết: Mỗi tháng, chúng tôi sản xuất khoảng 2 tạ men nhưng chỉ đáp ứng phần nào của thị trường. Do vậy, để thương hiệu rượu cần Hoà Bình mang đúng nghĩa cần có nhiều cơ sở sản xuất men hơn nữa. Đồng thời, ý thức của người làm rượu cần được nâng lên. Ngày 23/11/2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể rượu cần đặc sản tỉnh Hoà Bình cho Hội SX-KD rượu cần tỉnh Hoà Bình. Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhãn hiệu rượu cần đặc sản tỉnh Hoà Bình cho Hội SX-KD rượu cần tỉnh tại tổ 3, phường Phương Lâm (TPHB). Nhãn hiệu được bảo hộ tập thể không bảo hộ riêng. Màu sắc lô gô nhãn hiệu đỏ, vàng, trắng. 50 hộ SX-KD rượu cần ở TPHB, huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Kỳ Sơn được sử dụng lô gô nhãn hiệu sản phẩm tập thể. ông Đỗ Văn Quỳnh, Chủ tịch Hiệp hội rượu cần tỉnh cho biết: Đây là cơ hội để rượu cần vươn xa hơn thị trường trong nước và thế giới. Trong thời gian tới, chúng tôi có những chế tài, ưu đãi riêng với những hộ sản xuất rượu cần trong Hiệp hội nhằm hướng tới sản xuất rượu ngày càng chất lượng mang đúng nghĩa với thương hiệu rượu cần Hoà Bình.

 

 

                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác

Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống.
Toàn cảnh công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D
Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - nơi mở đầu thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình.

Quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Cuối tháng 1/1945, để phong trào cách mạng ở Hoà Bình tiến lên, T.ư Đảng thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh gồm 2 đồng chí: Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng. Tháng 5/1945, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban Cán sự Đảng kết nạp 3 đảng viên: Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn, lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hoà Bình, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ.

Phục dựng lễ hội đình Cổi - Lạc Sơn

(HBĐT) - Trên dòng suối Vó Đuống, Vó Cối (xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn) có một hòn đá giống con trâu nửa nằm, nửa ngồi, ghếch mõm lên trên mặt nước. Phần mõm ghếch lên ấy có một lỗ thủng tựa như mũi con trâu. Ngày lễ cầu mưa, người có chức vị cao nhất Mường trèo lên lưng trâu đá, tay cầm thừng, tay cầm mõ, rung liên hồi, miệng hô to: “mưa, mưa, mưa”. Tất cả mọi người dự lễ hô theo “mưa rồi, mưa rồi”.

Thăm lại “Vườn hoa núi Cối”

(HBĐT) - “Vườn hoa núi cối” là một tích truyện nằm trong phần mo sử thi thuộc mo Mường Hòa Bình. Đây là một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về “Mường Trời”.

Những chuyện ít biết về dòng họ quan lang ở Mường Động

(HBĐT) - Nói đến chế độ lang đạo ở Kim Bôi là nói đến dòng họ lang Đinh Công ở Chiềng Động (Vĩnh Đồng). Lang ở Chiềng Động là người hoàng tộc, được ban tước hiệu “Phó vương một đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn còn những câu chuyện ít biết về dòng dõi quan lang nổi tiếng ở vùng Mường Động này.

Tục đụng lợn trong ngày Tết ở Mường Vang

(HBĐT) - Chưa năm nào tôi bỏ lỡ “ăn đụng lợn” trong dịp Tết của người Mường Vang quê tôi. Năm nay cũng vậy, khi nghe bố tôi bảo ngày 28 tết sẽ về quê ăn đụng lợn ở nhà ông Huy, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), trong lòng tôi lại thấy háo hức, chộn rộn lạ thường.

Ruộng bậc thang

(HBĐT) - Như bao người con khác của núi rừng, sau 5 năm về đồng bằng học đại học, tôi lại trở về với quê hương miền núi công tác. Ngày lại ngày đi dưới bóng núi, trước mắt tôi thấp thoáng những chân ruộng bậc thang. Mải miết với những lo toan nơi xưởng máy, công sở để kiếm sống, tôi dửng dưng trước những chân ruộng bậc thang đó. Có gì đâu, những lô đất có từ ngày xưa, vẫn là ba màu lặp đi lặp lại: màu nâu, màu xanh, màu vàng. Hết cày lại cấy, gặt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục