Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D

Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D

(HBĐT) - Thời gian thấm thoắt trôi đi, mới đó mà đã 65 năm, kể từ ngày chỉ huy mặt trận miền Tây, Tư lệnh chiến khu là thiếu tướng Hoàng Sâm và phái viên Chính phủ (cố vấn) Lê Hiếu Mai dẫn đầu các đoàn quân lên Hòa Bình, Mộc Châu (Sơn La), Sầm Nưa, Hủa Phăn nước bạn Lào… giữ yên biên giới Việt - Lào và Việt - Trung, một vùng Tây Bắc rộng lớn của nước ta.

 

Thượng tuần tháng 1/1947, tiểu đoàn 150 do đồng chí Tuấn Sơn và Bỉnh Kim phụ trách - cán bộ đại đội gồm có Nguyễn Như Trang, Trịnh Xuân, Kim Tuấn. Sang năm 1948, Hoàng Khải Tiến và Như Trang thay Tuấn Sơn và Bỉnh Kim đi nhận nhiệm vụ khác. Tiểu đoàn 157 của khu 3 điều đi Tây Tiến do đồng chí Chu Văn Yêm và Văn Hảo phụ trách. Các cán bộ đại đội là Quốc Tuyển, Nguyễn Ngọc Ngoạn… Tiểu đoàn 164 giữ Hà Nội 60 ngày đêm, rút ra  Xuân Mai do đồng chí Nguyễn Mạnh Quân, Đào Duy Vũ và Lê Minh phụ trách. Cán bộ đại đội có Ngọc Xồm, Nguyễn Hòa, Việt Dũng, Đặng Quý, Đoàn Bá Khánh, Thái Phận và Xuân Sâm. Lúc ấy, ở Hòa Bình đã có các đại đội từ Hà Nội lên cuối năm 1946, nhập 2 đại đội của tỉnh đội Hòa Bình lập thành tiểu đoàn 60 (ñuû) do đồng chí Nguyễn Phúc Bân, Ké Đại và Vũ Tiến phụ trách, trong đó có các cán bộ đại đội Nguyễn Huy Vinh, Lê Vạn Thắng, Việt Hổ, Lê Duy và Vũ Hằng, người thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Cuối cùng là đội vũ trang tuyên truyền Tây Tiến do Đoàn Hải, Phúc Thảo và Quang Dũng phụ trách. Khi lên đến Mai Châu thì sáp nhập với đội vũ trang Pathét Lào do đồng chí Thao Ma phụ trách và đổi tên là Đội tuyên truyền của liên quân Việt - Lào.

 

Để giữ bí mật cho cuộc hành quân cấp Trung đoàn, vận động chiếm được mau lẹ, đơn vị ngày nghỉ, đêm đi xuyên suốt dọc đường số 6 với các chặng đường nhân dân đón sẵn và phục vụ ăn uống suốt đêm tại chợ Phương Lâm ở giữa phố Đồng Nhân ngày ấy do Hội PN thị xã Hòa Bình quyên góp gạo, thực phẩm của bà con 4 phố: An Hòa, Đồng Nhân, Trang Nghiêm và phố Đúng gom lại. Các chiến sĩ hành quân trong đêm, mùa đông rét mướt, từ Xuân Mai lên thị xã Hòa Bình được cơm ngon, canh nóng đã hồi sức để đêm hôm sau hành quân lên chặng nghỉ thứ 2 ở Suối Rút, nơi phố nhỏ cuối cùng tiếp giáp với đất Sơn La.

 

Theo quyết định của Bộ Quốc phòng và thư của Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi các chiến sĩ bộ đội Tây Tiến đề ngày 1/2/1947 có những đoạn sau:

“Hôm nay, các đồng chí lên đường lãnh nhiệm vụ về hướng tây, theo gót một số đơn vị đã sớm tiến trên con đường 6 lên Mộc Châu - Sơn La, Điện Biên Phủ và Sầm Nưa hay miền lân cận Xiêng Khoảng, Sêpôn… Mong các đồng chí xác định và vạch rõ được nhiệm vụ nặng nề, thiêng liêng mà Nhà nước đã giao phó. Tôi lại kêu gọi các đồng chí chuẩn bị tinh thần đầy đủ để ứng phó với tất cả những khó khăn, hiểm nghèo đang đợi chờ các đồng chí ở nơi chiến địa. Miền Việt Tây đối với nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng. Trên con đường về miền Tây, các đồng chí phải lặn lội nơi rừng xanh, suối bạc ở những địa phương hàng nửa ngày đường không thấy bóng người, thủy thổ không quen thuộc, vật chất thiếu thốn, ngôn ngữ bất đồng, nước độc, ma thiêng. Chỉ một việc cất chân lên đường về hướng tây là đủ cái chí hy sinh, cái lòng kiên nghị của các đồng chí. Các đồng chí biết rằng, trên mặt trận này, bộ đội sẽ phải đương đầu với nhiều hiểm nghèo, khổ sở… nên tôi có mấy lời căn dặn, các đồng chí ghi nhớ cho… Nếu trong cuộc kháng Nhật, chúng ta đã thành công với khu giải phóng Việt Bắc thì trong cuộc kháng Pháp, chúng ta phải thành công với công cuộc Tây Tiến”.

 

Nhận nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng giao cho, được Bộ Chỉ huy mặt trận chỉ đạo, tiểu đoàn 150 Tuấn Sơn đã tiêu diệt đồn địch ở Chiềng Cồng (gần Mường Lát), vượt biên giới sang Lào đánh đồn Xốp Hào. Tiểu đoàn 157 Chu Văn Yêm hành quân theo đường Hồi Xuân - La Hán, ngược theo dòng sông Mã đánh địch đã lập nhiều đồn bốt hai bên bờ sông. Sau đó lại được lệnh rút theo cửa khẩu  Pa Háng (tiếng Lào gọi là Loóng Xập) trở về Mộc Châu, Mai Châu - Đà Bắc (Hòa Bình) để chống âm mưu của địch lập “xứ Mường tự trị”. Trong khi đó, các tiểu đoàn 60 và 164 cùng dân quân tự vệ xung quanh tỉnh lỵ Hòa Bình và Lương Sơn, Kỳ Sơn đánh địch nhảy dù xuống Thịnh Lang, bờ phải sông Đà… Rồi chúng tiến theo đường 6 lên chợ Bờ, suối Rút để đón quân bộ từ Sơn La đánh xuống và cánh quân từ sông Mã đánh sang Vạn Mai theo đường 15 sang phố Vãng, hòng vây bắt  Bộ Chỉ huy mặt trận Tây Tiến ở Mường Hịch.

 

Sang năm 1948, Trung đoàn 52 chuyển quân về đóng quân ở đất Gia Viễn và Nho Quan, tổ chức phiên chế theo đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung và luyện quân lập công để phối hợp với Trung đoàn 9 từ khu 4 ra đánh các đồn Bình Hẻm, Đồn Vang và Vụ Bản nhưng không thành công. Mặt khác, tại vùng đồng bằng, số đại đội còn lại phải chiến đấu với quân Pháp đánh vào hang Na, đánh sang Châu Sơn và Nho quan, các Đại đội Nguyễn Hiền, Vạn Thắng… đã anh dũng chống trả và cuối cùng đã đánh bật chúng về thị xã Ninh Bình.

 

Từ đây, các đại đội độc lập 76, 135… luồn vào vùng địch hậu Lạc Sơn, Mai Châu, Kỳ Sơn, Lương Sơn xây dựng cơ sở, tổ chức lực lượng dân quân du kích gài bẫy đánh chông như ở dốc Cha, đánh địch hành quân trên đường 6, 12 và 21, đánh địch cả bằng rượu cần lá ngón như ở Phú Lương, không cho chúng vào được thung bạc, thung vàng, núi cái cho đến khi giải phóng Hòa Bình.

 

Nhân dân Lạc Sơn và Đoàn quân Tây Tiến không thể quên được 200 đồng đội do thiếu đói, thuốc men, chiến trường miền Tây ác liệt đã hy sinh trong thời gian ngắn ở xóm Châu Trang, xã Thượng Cốc và còn rải rác nhiều ngôi mộ nơi biên cương - viễn xứ mà nay cách xa đã 65 năm không thể tìm được. Hòa Bình ngày ấy là núi rừng rậm rạp với ma thiêng, nước độc và nghèo đói. Hòa Bình ngày nay là no đủ, hạnh phúc huy hoàng. Trong cuộc sống bình yên của Tổ quốc hôm nay có phần công sức to lớn của đoàn quân Tây Tiến.

 

                                                                     Hữu Duyên

                                                     (86/28, P.Đồng Tiến - TPHB)

 

 

Các tin khác

Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - nơi mở đầu thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình.
Không có hình ảnh
Sân khấu hoá lễ rước sắc phong và rước thánh của lễ hội đình Cổi tại Liên hoan trình tấu cồng chiêng tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất.
Vào ngày hội xuân xóm Trang, xã Bắc Phong các trò chơi dân gian như nén còn, đánh đu vẫn thường được tổ chức.

Những chuyện ít biết về dòng họ quan lang ở Mường Động

(HBĐT) - Nói đến chế độ lang đạo ở Kim Bôi là nói đến dòng họ lang Đinh Công ở Chiềng Động (Vĩnh Đồng). Lang ở Chiềng Động là người hoàng tộc, được ban tước hiệu “Phó vương một đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn còn những câu chuyện ít biết về dòng dõi quan lang nổi tiếng ở vùng Mường Động này.

Tục đụng lợn trong ngày Tết ở Mường Vang

(HBĐT) - Chưa năm nào tôi bỏ lỡ “ăn đụng lợn” trong dịp Tết của người Mường Vang quê tôi. Năm nay cũng vậy, khi nghe bố tôi bảo ngày 28 tết sẽ về quê ăn đụng lợn ở nhà ông Huy, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), trong lòng tôi lại thấy háo hức, chộn rộn lạ thường.

Ruộng bậc thang

(HBĐT) - Như bao người con khác của núi rừng, sau 5 năm về đồng bằng học đại học, tôi lại trở về với quê hương miền núi công tác. Ngày lại ngày đi dưới bóng núi, trước mắt tôi thấp thoáng những chân ruộng bậc thang. Mải miết với những lo toan nơi xưởng máy, công sở để kiếm sống, tôi dửng dưng trước những chân ruộng bậc thang đó. Có gì đâu, những lô đất có từ ngày xưa, vẫn là ba màu lặp đi lặp lại: màu nâu, màu xanh, màu vàng. Hết cày lại cấy, gặt.

Vài nét về làng bản của người Mường

(HBĐT) - Làng bản - địa vực cư trú chủ yếu của người Mường ở Hoà Bình là ven các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt.

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - - Là tỉnh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nằm giao thoa giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều dân tộc cùng chung sống đã đem lại cho tỉnh ta những nét độc đáo về các giá trị văn hóa.

Cồng chiêng trong đời sống người Mường

(HBĐT) - Truyền thuyết xưa kể lại rằng, trong các hang động, mái đá trong khu vực người Mường sinh sống có nhiều hòn đá, nhũ đá thiên nhiên khi gõ vào phát ra những âm thanh bùng, biêng... nghe rất vui tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục