Toàn cảnh công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

Toàn cảnh công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trren sông Đà tại thành phố Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 76 km về phía tây (cách thành phố Hòa Bình 2 km về phía tây bắc).

 

Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.

 

Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một tổ hợp công nghiệp khổng lồ với nhiều hạng mục quan trọng như đập đất đá, hầm dẫn nước vào tua bin, hệ thống hầm giao thông, hầm gian máy, vận hành, trạm biến áp, hệ thống kỹ thuật, hệ thống bảo vệ, gian máy với 8 tổ máy có công suất lên đến 240 MW. Toàn bộ công suất nhà máy đạt 1.920 MW.

 

Trung bình mức sản xuất của Nhà máy đạt 8,4 tỷ kw/h, năm nhiều nước có thể đạt trên 10 tỷ kw/h.

 

Ngày 6-1- 1979, Nhà máy được khởi công xây dựng, đến tháng 12-1988 khởi công tổ máy 1, đến tháng 4 – 1994 khởi công tổ máy 8 và tháng 12-1994 khánh thành. Với đường dây 200 KV Hòa Bình – Đồng Hới, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã cung cấp điện cho các tỉnh miền trung. Với đường dây 500 KV xuyên Việt, Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã hoàn thành toàn bộ công suất thiết kế, góp phần cung cấp điện cho cả ba miền, phục vụ rất hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng của đất nước, đóng góp sản lượng điện bằng 1/3 tổng sản lượng điện trong cả nước, Nhà máy thủy điện Hòa Bình còn là một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa khi đến thăm Hòa Bình. Nhà máy có nhiều hạng mục công trình có giá trị như: nhà truyền thống, nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình, hồ thủy điện Hòa Bình (Với dung tích gần 10 tỷ km3 và bề dài mặt hồ chỵ suốt 200 km nối liền với tỉnh Sơn La). Đặc biệt, năm 1995, trên 1 quả đồi cao cạnh đập thủy điện Hòa Bình, Nhà nước đã khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh. Đây là tượng đài vè Bác Hồ có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, với chiều cao 18 m bằng đá granit trắng. Công trình đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc biệt, không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc – văn hóa – xã hội trên sông Đà.

 

 

                                                                                    HBĐT thực hiện   

 

 

Các tin khác

Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D
Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - nơi mở đầu thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình.
Không có hình ảnh
Sân khấu hoá lễ rước sắc phong và rước thánh của lễ hội đình Cổi tại Liên hoan trình tấu cồng chiêng tỉnh Hoà Bình lần thứ nhất.

Thăm lại “Vườn hoa núi Cối”

(HBĐT) - “Vườn hoa núi cối” là một tích truyện nằm trong phần mo sử thi thuộc mo Mường Hòa Bình. Đây là một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về “Mường Trời”.

Những chuyện ít biết về dòng họ quan lang ở Mường Động

(HBĐT) - Nói đến chế độ lang đạo ở Kim Bôi là nói đến dòng họ lang Đinh Công ở Chiềng Động (Vĩnh Đồng). Lang ở Chiềng Động là người hoàng tộc, được ban tước hiệu “Phó vương một đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn còn những câu chuyện ít biết về dòng dõi quan lang nổi tiếng ở vùng Mường Động này.

Tục đụng lợn trong ngày Tết ở Mường Vang

(HBĐT) - Chưa năm nào tôi bỏ lỡ “ăn đụng lợn” trong dịp Tết của người Mường Vang quê tôi. Năm nay cũng vậy, khi nghe bố tôi bảo ngày 28 tết sẽ về quê ăn đụng lợn ở nhà ông Huy, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), trong lòng tôi lại thấy háo hức, chộn rộn lạ thường.

Ruộng bậc thang

(HBĐT) - Như bao người con khác của núi rừng, sau 5 năm về đồng bằng học đại học, tôi lại trở về với quê hương miền núi công tác. Ngày lại ngày đi dưới bóng núi, trước mắt tôi thấp thoáng những chân ruộng bậc thang. Mải miết với những lo toan nơi xưởng máy, công sở để kiếm sống, tôi dửng dưng trước những chân ruộng bậc thang đó. Có gì đâu, những lô đất có từ ngày xưa, vẫn là ba màu lặp đi lặp lại: màu nâu, màu xanh, màu vàng. Hết cày lại cấy, gặt.

Vài nét về làng bản của người Mường

(HBĐT) - Làng bản - địa vực cư trú chủ yếu của người Mường ở Hoà Bình là ven các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt.

Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - - Là tỉnh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nằm giao thoa giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và các tỉnh miền núi phía Bắc với nhiều dân tộc cùng chung sống đã đem lại cho tỉnh ta những nét độc đáo về các giá trị văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục