Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống.

Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống.

(HBĐT) - Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường.

 

Là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, ngay từ thời xã xưa, người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bàn tỉnh, nhưng mức độ phân bố không đồng đều cả về số lượng dân và mật độ phân bố.

 

Tại Hòa Bình, người Mường tập trung ở những khu vực có địa hình thấp, độ cao trung bình là 300m, nơi mà trước kia các trung tâm trù phú nhất của người Mường ở Hòa Bình với những cái tên như: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.

 

Hai huyện Kim Bôi và Lạc Sơn có số người Mường chiếm trên 46% dân số người Mường toàn tỉnh và cũng là nơi người Mường tập trung đông nhất. Nếu tính cả 2 huyện Tân Lạc và Lương Sơn – là những địa phương có số dân người Mường đáng kể trong tỉnh – thì tỷ lệ người Mường của bốn huyện này chiếm 69,5% số dân người Mường của tỉnh (năm 1999). Năm 2011, số lượng người Mường ở Hòa Bình chiếm 61,82%. Toàn tỉnh chỉ có huyện Mai Châu là địa phương có số dân Mường ít nhất. Tuy nhiên, mật độ phân bố người Mường cao nhất là ở huyện Lạc Sơn (216 người/1km2 – số liệu năm 2009), tiếp đó là huyện Yên Thủy (206 người/km2), Lương Sơn (205 người/km2) và huyện Kim Bôi (196 người/km2). Hai huyện có mật độ phân bố người Mường thấp nhất là Đà Bắc (59 người/km2) và Mai Châu (91 người/km2).

 

Xét ở quy mô xã, theo thống kê năm 1999, toàn tỉnh có 214 xã, trong đó có 4 thuộc huyện Mai Châu là không có người Mường cư trú( ở những xã này, mỗi xã chỉ có dới 10 người là dân tộc Mường), 8 xã khác, mỗi xã có 20 đến 30 người Mường, 37 xã có số dân người Mường từ trên 50 đến 1.000 người; 103 xã có số dân người Mường từ trên 1.000 đến 3.000 người, 37 xã có số dân người Mường từ trên 3.000 đến 4.000 người và 25 xã có số dân người Mường trên 5.000 người. Đặc biệt, một số xã có mật độ phân bố người Mường cao là Tân Lập, Ân Nghĩa, Yên Phú (Lạc Sơn), Cuối Hạ (Kim Bôi….Huyện Mai Châu có số dân người Mường ít nhất nhưng vẫn có 3 xã có dân số Mường khá cao là Ba Khan (người Mường chiếm 97,6% trong tổng số dân), Phúc Sạn (62,3%) và Tân Mai (51%).

 

Hiện nay, người mường ở Hòa Bình cư trú xen kẽ với người Kinh. Tỉnh Hòa Bình có 135 xã có 2 dân tộc thì 129 xã có hai dân tộc Kinh và Mường. Nhiều nơi, xóm làng của người Mường cũng chẳng khác gì người Kinh, quanh làng cũng có lũy tre bao bọc, nhà đất xuất hiện ngày càng nhiều.

 

Người Mường sống tập trung ở khu vực nông thôn (chiếm trên 90%). Ở các khu vực thành phố, thị trấn cá huyện: Lương Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, TP Hòa Bình có trên 11.000 người Mường sinh sống…

 

Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, nền kinh tế của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình đã có nhiều biến đổi. Từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín, đồng bào đã bắt đầu làm quen với nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa nên đã có sự tăng trưởng bước đầu của dân cư đô thị và nhiều vùng nông thôn.

 

 

                                                                                HBĐT thực hiện

 

Các tin khác

Toàn cảnh công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D
Tượng đài chiến thắng Tu Vũ - nơi mở đầu thắng lợi của chiến dịch giải phóng Hòa Bình.
Không có hình ảnh

Phục dựng lễ hội đình Cổi - Lạc Sơn

(HBĐT) - Trên dòng suối Vó Đuống, Vó Cối (xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn) có một hòn đá giống con trâu nửa nằm, nửa ngồi, ghếch mõm lên trên mặt nước. Phần mõm ghếch lên ấy có một lỗ thủng tựa như mũi con trâu. Ngày lễ cầu mưa, người có chức vị cao nhất Mường trèo lên lưng trâu đá, tay cầm thừng, tay cầm mõ, rung liên hồi, miệng hô to: “mưa, mưa, mưa”. Tất cả mọi người dự lễ hô theo “mưa rồi, mưa rồi”.

Thăm lại “Vườn hoa núi Cối”

(HBĐT) - “Vườn hoa núi cối” là một tích truyện nằm trong phần mo sử thi thuộc mo Mường Hòa Bình. Đây là một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về “Mường Trời”.

Những chuyện ít biết về dòng họ quan lang ở Mường Động

(HBĐT) - Nói đến chế độ lang đạo ở Kim Bôi là nói đến dòng họ lang Đinh Công ở Chiềng Động (Vĩnh Đồng). Lang ở Chiềng Động là người hoàng tộc, được ban tước hiệu “Phó vương một đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn còn những câu chuyện ít biết về dòng dõi quan lang nổi tiếng ở vùng Mường Động này.

Tục đụng lợn trong ngày Tết ở Mường Vang

(HBĐT) - Chưa năm nào tôi bỏ lỡ “ăn đụng lợn” trong dịp Tết của người Mường Vang quê tôi. Năm nay cũng vậy, khi nghe bố tôi bảo ngày 28 tết sẽ về quê ăn đụng lợn ở nhà ông Huy, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), trong lòng tôi lại thấy háo hức, chộn rộn lạ thường.

Ruộng bậc thang

(HBĐT) - Như bao người con khác của núi rừng, sau 5 năm về đồng bằng học đại học, tôi lại trở về với quê hương miền núi công tác. Ngày lại ngày đi dưới bóng núi, trước mắt tôi thấp thoáng những chân ruộng bậc thang. Mải miết với những lo toan nơi xưởng máy, công sở để kiếm sống, tôi dửng dưng trước những chân ruộng bậc thang đó. Có gì đâu, những lô đất có từ ngày xưa, vẫn là ba màu lặp đi lặp lại: màu nâu, màu xanh, màu vàng. Hết cày lại cấy, gặt.

Vài nét về làng bản của người Mường

(HBĐT) - Làng bản - địa vực cư trú chủ yếu của người Mường ở Hoà Bình là ven các thung lũng hẹp, trên sườn núi đá vôi và bên các dòng suối, bố trí theo hình rẻ quạt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục