Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn.
(ảnh T.L)

Ngày hội tòng quân chống Mỹ ở Lạc Sơn. (ảnh T.L)

(HBĐT) - Dù đã trải qua 37 năm nhưng thắng lợi và những đóng góp to lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi là những trang sử hào hùng. Bởi vậy, góp nhặt những hiện vật ghi dấu chiến công là việc làm cần thiết mà Bảo tàng tỉnh đã và đang duy trì để khi có điều kiện sẽ trưng bày, giới thiệu nhằm tuyên truyền về truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau.

 

Tiếp chuyện chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Hiện, số hiện vật ghi dấu những chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được lưu giữ ở bảo tàng không nhiều, chỉ còn lại 61 hiện vật. Hầu hết những hiện vật đó được các cơ quan, đơn vị ở T.ư và địa phương tặng lại. Điển hình như: khẩu súng tiểu liên cực nhanh, chiến lợi phẩm của giặc Mỹ có tên COLT AR-15- PROPERTY OF U.S GOVT MICAL CAL 5.56 MM SFRIAL 795023 đã được Bộ Tư lệnh B5 tặng đơn vị Cù Chính Lan trực thuộc Bộ CHQS tỉnh vì đã hoàn thành xuất sắc và lập chiến công trong chiến dịch xuân- hè 1972 tại mặt trận B5.  Chiến công trong chiến dịch này được ghi rõ khẩu đội 12 ly 7 đã bắn rơi 1 máy bay F4 và bắn hỏng 1 máy bay khác. Những hiện vật là trang phục của phi công Mỹ gồm 12 phụ kiện đi kèm được Bảo tàng Quân đội Nhân dân chuyển giao lại. Bảo tàng còn lưu giữ cả những lá cờ, bức trướng, tranh sơn mài, cờ thưởng của Mỹ. Nhiều nhất là các loại vũ khí mà lính Mỹ sử dụng  như: súng trường Mỹ, súng 6 nòng, vỏ đạn súng K44, mảnh bom phá, mảnh bom na pan, mảnh bom bướm, vỏ quả bom, đầu máy bay, mảnh xác máy bay, cánh, ghế, bánh răng cưa, chìa khóa của máy bay. Hiện tại, 1 phần cánh máy bay B52 của Mỹ bị lực lượng bộ đội phòng không, không quân (Quân khu Thủ đô) bắn rơi ngày 22/12/1972 tại cánh đồng Gạo Lĩa, xóm Bến, xã Trung Sơn (Lương Sơn) cũ đang được đặt trong khuôn viên của Sở VH-TT&DL.

 

Vì không có không gian nên việc trưng bày cũng không được thực hiện thường xuyên. Để phát huy những giá trị của hiện vật này, 10 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã bàn giao cho Bộ CHQS tỉnh trưng bày tại phòng truyền thống. Nhưng cũng vì lý do phòng trưng bày của Bộ CHQS tỉnh diện tích cũng không đủ lớn để trưng bày tất cả các hiện vật qua các thời kỳ, vì vậy, mới đây số hiện vật này đã được bàn giao trở lại để lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh. Dù không được kiểm đếm một cách thường xuyên nhưng tên, số lượng, chất liệu, kích thước và tình trạng bảo quản hiện vật luôn được quản lý chặt chẽ.

 

Góp phần làm nên chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975 có biết bao người con của quê hương Hòa Bình đã không ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh dũng cảm để lập những chiến công xuất sắc. Không ít người đã anh dũng hy sinh ngay trên đường phố Sài Gòn trước giờ giải phóng. Hiện tại, trên mảnh đất Hòa Bình còn lại một đội ngũ đông đảo những CCB và hơn 2.000 cựu TNXP thời kỳ chống Mỹ. Hơn ai hết, họ là những người luôn muốn tìm lại những ký ức hào hùng của một thời lửa đạn. Nâng niu những hiện vật ghi dấu chiến công của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một phần việc để ghi dấu những chiến công và sự hy sinh của những người đồng chí, góp phần tô thắm thêm truyền thống yêu nước của những người con đất Mường trên đường đổi mới và phát triển.

           

 

                                                                              Lam Nguyệt

 

Các tin khác

Cơ sở sản xuất rượu cần của bà Bùi Thị Chinh  ở tổ 3, phường Phương Lâm, thành phố Hoà Bình.
Không gian sống của người Mường Hòa Bình bên ngôi nhà sàn truyền thống.
Toàn cảnh công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Tượng đài Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là địa điểm mà thầy và trò trường tiểu học Thượng Cốc thường xuyên tổ chức các buổi học ngoại khóa, ôn lại truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc. Ảnh: H.D

Chiến thắng Tu Vũ - mở đầu thắng lợi chiến dịch giải phóng Hòa Bình

(HBĐT) - Sau chiến thắng Biên giới (23/10/1950), ta chủ động chuyển sang tiến công địch trên khắp các chiến trường, quyền chủ động về chiến lược của địch trên chiến trường Bắc Bộ đã mất. Tuy lực lượng của địch trên chiến trường Đông Dương còn đông (gần 25 vạn tên) nhưng không đủ để làm nhiệm vụ chiếm đóng và cơ động. Để gỡ thế bí, địch phải điều chỉnh lại thế trận, rút 29 vị trí ở hữu ngạn sông Hồng, trong đó có hàng loạt vị trí ở Hòa Bình về phòng thủ đồng bằng Bắc bộ. Ngày 8/11/1950, địch rút chạy khỏi Hòa Bình, “Bức tường thép bên sông Đà” bị sụp đổ, Hòa Bình được giải phóng lần thứ nhất.

Quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Cuối tháng 1/1945, để phong trào cách mạng ở Hoà Bình tiến lên, T.ư Đảng thành lập Ban Cán sự Đảng tỉnh gồm 2 đồng chí: Vũ Thơ và Vũ Đình Bản, cử đồng chí Vũ Thơ làm Bí thư Ban Cán sự Đảng. Tháng 5/1945, đồng chí Vũ Thơ thay mặt Ban Cán sự Đảng kết nạp 3 đảng viên: Nguyễn Đình Khanh, Phùng Thị Hán, Đỗ Văn Phạn, lập Chi bộ Đảng đầu tiên ở thị xã Hoà Bình, chỉ định đồng chí Nguyễn Đình Khanh làm Bí thư chi bộ.

Phục dựng lễ hội đình Cổi - Lạc Sơn

(HBĐT) - Trên dòng suối Vó Đuống, Vó Cối (xã Bình Chân, huyện Lạc Sơn) có một hòn đá giống con trâu nửa nằm, nửa ngồi, ghếch mõm lên trên mặt nước. Phần mõm ghếch lên ấy có một lỗ thủng tựa như mũi con trâu. Ngày lễ cầu mưa, người có chức vị cao nhất Mường trèo lên lưng trâu đá, tay cầm thừng, tay cầm mõ, rung liên hồi, miệng hô to: “mưa, mưa, mưa”. Tất cả mọi người dự lễ hô theo “mưa rồi, mưa rồi”.

Thăm lại “Vườn hoa núi Cối”

(HBĐT) - “Vườn hoa núi cối” là một tích truyện nằm trong phần mo sử thi thuộc mo Mường Hòa Bình. Đây là một câu chuyện tình được thầy mo kể cho người đã khuất trong 12 đêm trước khi về “Mường Trời”.

Những chuyện ít biết về dòng họ quan lang ở Mường Động

(HBĐT) - Nói đến chế độ lang đạo ở Kim Bôi là nói đến dòng họ lang Đinh Công ở Chiềng Động (Vĩnh Đồng). Lang ở Chiềng Động là người hoàng tộc, được ban tước hiệu “Phó vương một đời và làm vua xứ Mường 10 đời”. Tuy vậy, cho đến giờ vẫn còn những câu chuyện ít biết về dòng dõi quan lang nổi tiếng ở vùng Mường Động này.

Tục đụng lợn trong ngày Tết ở Mường Vang

(HBĐT) - Chưa năm nào tôi bỏ lỡ “ăn đụng lợn” trong dịp Tết của người Mường Vang quê tôi. Năm nay cũng vậy, khi nghe bố tôi bảo ngày 28 tết sẽ về quê ăn đụng lợn ở nhà ông Huy, xã Chí Đạo (Lạc Sơn), trong lòng tôi lại thấy háo hức, chộn rộn lạ thường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục