Hiện nay, nhiều vùng Mường ở Hòa Bình vẫn còn duy trì nghề nuôi tằm, dệt vải.

Hiện nay, nhiều vùng Mường ở Hòa Bình vẫn còn duy trì nghề nuôi tằm, dệt vải.

(HBĐT) - Mo Mường là bộ sử thi rất đồ sộ của người Mường. Một số nhà nghiên cứu sưu tầm đã bỏ công tập hợp lại các bài mo vốn chỉ được truyền khẩu qua các ông mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa, là những vùng có người Mường sinh sống đông nhất.

 

Mỗi bộ mo có tới vài nghìn câu dưới dạng văn vần và dù có đôi chút khác nhau nhưng nhìn chung là đều hướng vào giải lý giải hiện tượng tự nhiên theo thế giới thuở sơ khai của loài người và hướng dẫn nghi lễ, ghi chép lịch sử...

 

Tìm hiểu về cách giải thích sự việc, hiện tượng thiên nhiên của người Mường xưa mới thấy rất nhiều điều thú vị và thật đáng khâm phục đối với họ trong cách nhìn nhận thế giới xung quanh rồi đi đến giải thích nguồn gốc rất tài tình như "Mo vải vóc" là một thí dụ. Bài mo này kể rằng, xưa kia con người sinh ra không có vải vóc để mặc nên họ phải mặc vỏ cây, nằm trong đống lá khô. Vào mùa đông giá rét dù có lửa nhưng con người vẫn rất cực khổ. Con trai con gái vì không có quần áo nên thường ái ngại gần nhau, trong khi đó ở trên nhà trời lại có rất nhiều bông, tơ tằm làm ra nhiều loại vải vóc đẹp mà người nhà trời không thể mặc hết. Giữa lúc khốn khó của con người vì không có vải vóc, họ tụ tập nhau lại bàn cách sai loài chim biết bay, bay lên Thiên đình giúp con người lấy trộm tằm, hạt bông về để nuôi, trồng làm ra vải mặc.

 

Đã có bao loài chim xin được làm nhiệm vụ này nhưng đều thất bại, bởi cứ đến gần cửa nhà trời là bị lính canh phát hiện do màu lông của chúng. Chỉ đến khi con chim bói cá (người Mường gọi là chim chả chả) nhận nhiệm vụ thì công việc mới hoàn thành. Bởi, loài chim này bay rất nhanh và màu lông của nó lại lẫn vào màu xanh của trời. Khi lọt qua được cửa nhà trời, chim bói cá chờ lúc vua trời mải mê uống rượu, xem múa hát và bọn lính canh cũng mải ăn uống, chim chả chả liền lao mình vào nong tằm dùng mỏ cặp lấy rồi lướt tiếp sang nong đựng hạt bông đưa chân cắp một túm rồi biến nhanh vào màu xanh của không trung.

 

Khi lấy được dâu và tằm từ trên trời, người Mường vui mừng khôn xiết, mang hạt bông đi gieo và cử nhau tìm mọi thứ lá cho tằm ăn và thấy tằm chỉ ăn mỗi lá dâu. Ngày qua tháng lại, tằm thêm một đông đàn và bông cũng nở trắng khắp mường, mọi người lại cùng nhau tìm cách làm ra vải để làm ra vải mặc. Trong quan niệm của người Mường, vì có công lấy được tằm và bông từ trên trời, giúp cho con người qua được cơn khốn khó bởi không có vải vóc để mặc nên chim bói cá bây giờ vẫn để lại dấu tích là mỏ cắp con tằm nên có màu vàng và ngực ôm cục hạt bông nên vẫn có đốm màu trắng. Cũng vì nó có công như thế nên người Mường cho phép chim bói cá hễ cứ đến ao nhà ai ăn cá đều được ăn thoải mái không bị xua đuổi. Không ai được ăn thịt hoặc làm hại loài chim này.

 

Trong các lễ hội dân gian, các hoạt động văn hóa mang tính nghi lễ trong không gian lớn hoặc không gian nhà sàn của người Mường, người ta thường thấy hình ảnh một cây bông rất đẹp được kết bằng các loại chỉ màu đặt ở vị trí trung tâm khu vực lễ hội. Cây bông ngũ sắc này vừa là biểu tượng cho vũ trụ muôn màu nhưng cũng là hình ảnh tôn vinh tiền nhân của người Mường đã có biết bao công lao tìm ra vải vóc, khiến cho con người không chỉ được ăn uống sung túc mà còn tôn lên được vẻ đẹp về hình thức của bản thân mình.

 

 

                                                          HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác


Thủy điện Hòa Bình - niềm tự hào công trình thế kỷ

(HBĐT) - Xuyên suốt quá trình 135 năm thành lập tỉnh và 30 năm tái lập tỉnh, công trình thủy điện Hòa Bình như một dấu ấn đáng tự hào, ghi dấu mốc son chói lọi trong bản trường ca chinh phục sông Đà, góp sức xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Những nét khái quát về sự hình thành tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có vị trí quan trọng, chiến lược về kinh tế, chính trị, AN-QP... Tỉnh là nơi có nền Văn hoá Hòa Bình nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

(HBĐT) - Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Đảng bộ tỉnh - những mốc son lịch sử

(HBĐT) - Với truyền thống vẻ vang trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh bằng những hành động, việc làm cụ thể, nắm bắt các cơ hội phát triển, trách nhiệm, nỗ lực thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững.

Hòa Bình giai đoạn từ năm 2015 đến nay - những dấu ấn tự hào

(HBĐT) - Từ năm 2015 đến nay, với sự đoàn kết thống nhất, cùng nỗ lực vượt bậc của toàn tỉnh, Hòa Bình tiếp tục thu được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị. Kinh tế tăng trưởng khá và bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực sản xuất đều phát triển. Hoạt động xúc tiến đầu tư trong giai đoạn này được đẩy mạnh, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đầu tư, quan tâm với nhiều công trình quan trọng. Hoạt động đối ngoại được mở rộng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục