Túi bùa thiêng của dòng họ Bùi đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.

Túi bùa thiêng của dòng họ Bùi đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.

(HBĐT) - Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình) là một trong 4 mường lớn của Hòa Bình xưa (nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động). Thầy mo Bùi Văn Lựng (ở xóm Lầm, xã Phong Phú) đã trở thành “bảo bối sống của xứ Mường”, ông thuộc làu sử thi “Đẻ đất đẻ nước” nổi tiếng dài hơn 50.000 câu thơ, diễn xướng theo nghi lễ cổ truyền, với túi bùa, cái chuông nhỏ, con dao… đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.

 

Mo Lựng là người có căn duyên được thừa kế túi bùa của dòng họ Bùi 9 đời làm thày mo. Chúng tôi cũng là những người có “căn duyên” mới được ông mở cho xem túi bùa độc đáo này.

 

 

Túi bùa của dòng họ Bùi có đủ thứ đá quý độc đáo. Những vật thiêng trong túi bùa của mo Lựng được lưu truyền qua rất nhiều đời nên rất cổ và nhẵn bóng, bật lên sức mạnh tâm linh. Túi bùa của mo Lựng có thạch anh trắng, sừng sơn dương, răng lợn lòi, răng hàm tinh tinh, răng một số loài động vật khác... đã hóa thạch với đá cuội, lưỡi rìu xéo bằng đồng thau có pha vàng, đặc biệt là chiếc chuông đồng mang dấu ấn nền văn hóa Đông Sơn để làm phép. Trong số bảo bối dòng họ Bùi có bộ răng hàm tinh tinh hóa thạch là vật thiêng độc nhất vô nhị, cả Mường Bi không ai có.

 

Hôm ấy, mo Lựng đã rộng rãi mở túi bùa thiêng đổ ra mâm cho các nhà khảo cứu văn hoá xem. Ông không biết hết niên đại của những thứ trong túi bùa thiêng, nhưng các nhà khảo cứu đã săm soi và phát hiện ra chiếc trống cúng là loại trống đồng Đông Sơn, Chuông cúng cũng từ thời Đông Sơn 2.000 năm trước, giờ không có nữa. Trong túi còn có 2 răng cửa hà mã, hàm tinh tinh, thạch anh, sừng tê giác... hoá thạch làm tăng linh khí cho con người, nhất là đàn ông yếu sinh lực. Vừa rồi, vị mo xứ Mường này đã hiến tặng cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vài thứ đá quý hiếm trong túi bùa thiêng của dòng họ Bùi.

 

 

                                                                      HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Cơm xôi được dỡ ra một cái “bâm” (cái nong nhỏ đan bằng toàn nan cật bương, có chân bằng gỗ).
Hiện nay, nhiều vùng Mường ở Hòa Bình vẫn còn duy trì nghề nuôi tằm, dệt vải.
Điệu múa nón truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày được sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc trình diễn tại Nhà Văn hóa trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng. Ảnh: M.H
Lễ khởi công xây dựng phục hồi tôn tạo di tích Đình Xàm, xã Phú Lai (Yên Thuỷ).

Hang Chổ

(HBĐT) - Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Cách thành phố Hoà Bình 42km về hướng Đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km. Theo tiếng Mư¬ờng có nghĩa là hang ốc vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp trên nền hang.

Di tích lịch sử chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan

HBĐT) - Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Chiến công diệt xe tăng địch của anh hùng Cù Chính Lan tại Giang Mỗ được gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong chiến dịch Hoà Bình năm 1951-1952.

Hang Muối

(HBĐT) - Hang Muối nằm trong núi đá Ba Bến thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo hướng Đông nam thoáng mát về mùa hè và tránh được những cơn gió lạnh thấu xương về mùa Đông.

Đặc sắc bản Lác

(HBĐT) - Bản Lác thuộc thung lũng Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, là bản dân tộc ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc.

Sơ bộ tìm hiểu việc đặt tên các khu dân cư cổ truyền của người Mường ở tỉnh ta

(HBĐT) - Tên gọi hay việc đặt tên địa danh, tên cho các KDC của người Mường trước tháng 8/1945 rất đa dạng, phong phú, song tựu chung lại đều được đặt hết sức tự nhiên tùy theo địa hình, địa vật nơi đó hoặc chỉ cần căn cứ vào các đặc điểm hay các cây bản địa phổ biến mang tính đặc trưng cho khu vực đó. Song cũng có những làng mường được đặt tên theo dạng tên chữ, tất nhiên là chữ trong văn bản của Nhà nước phong kiến đặt cho các KDC của người Mường để nhằm mục đích quản lý hành chính và thu thuế khóa, song các tên gọi này thường rất xa lạ với chính người dân nơi đó nên nó không sống được trong giao tiếp, ứng xử và gọi tên trong dân gian Mường.

Bảo tồn cây thị nghìn tuổi ở Chiềng Châu

(HBĐT) - Qua thị trấn Mai Châu đến đầu xã Chiềng Châu, mỗi lần đi qua đây tôi đều chú ý đến một cây thị. Nhìn từ xa cây đứng sừng sững giữa đất, trời và chứng kiến bao thăng trầm của mảnh đất này. Nhiều người bảo cây thị là hồn của người Mai Châu. Dù đi đâu, những người sinh ra và lớn lên ở đây cũng nhớ về cây thị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục