Phụ nữ Mường đồ xôi trong ngày lễ, Tết truyền thống của dân tộc.

Phụ nữ Mường đồ xôi trong ngày lễ, Tết truyền thống của dân tộc.

(HBĐT) - “Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới…” Đó là câu nói đã được đúc kết từ xa xưa của ông cha khi nói về truyền thống dân tộc Mường- “ Văn hoá Mường”.

 

Văn hoá của một tộc người nói chung và văn hóa Mường nói riêng không phải là cái gì đó quá bao la, rộng lớn hay khó nắm bắt. Đó là những nét riêng, độc đáo biểu hiện sinh động trong nội dung và hình thức của một số giá trị văn hoá tiêu biểu: Văn hoá ẩm thực, văn hoá trang phục, văn hoá nhà ở- kiến trúc, ngôn ngữ, lịch pháp, tín ngưỡng- tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức,văn học - nghệ thuật, y học cổ truyền,…

Như vậy, tìm hiểu một nét văn hoá cũng chính là đã tìm hiểu được tính cách, lối sống, lối sinh hoạt của dân tộc đó. Ở đây, muốn đề cập đến một nét văn hoá vật chất của người Mường - mà khi soi vào đó, tâm hồn dân Mường, nếp sống, cách nghĩ, phong tục tập quán và truyền thống của họ hiện lên một cách tự nhiên, giản dị nhưng lại mang đậm nét bản sắc văn hoá riêng, không thể nhầm lẫn- Nét văn hoá ẩm thực.

Nói đến ẩm thực của người Mường là nói tới nét văn hoá toát lên trong mỗi món ăn, thức uống, trong cách họ ăn như thế nào. Với cuộc sống thường nhật, người Mường sáng tạo ra những món ăn của riêng mình, và khi ta thưởng thức ẩm thực, ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, nếp sống bao đời nay của dân tộc này.

Người Mường thường sinh sống trong những thung lũng có triền núi đá vôi bao quanh, gần những con sông, con suối nhỏ. Họ trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang hay trong chân núi trũng nước, trồng ngô, khoai sắn trên các nương rẫy thấp, săn bắt hái lượm trên rừng và đánh bắt cá tôm ở lòng sông , khe suối. Cuộc sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên; chính từ sự che chở của thiên nhiên đó, người Mương đã tồn tại cùng những món ăn, thức uống do họ tự sáng tạo ra, để rồi từ đó Văn hoá Ẩm thực Mường đã được khẳng định.

Người Mường rất thích ăn thức ăn có vị chua: củ kiệu, quả cà muối chua với cá, rau cải muối dưa, quả đu đủ muối dưa tép, rau sắn muối dưa cá, lá lồm nấu thịt trâu, thịt bò, lá bểu, lá chau khao nấu cá đồng, muối thịt trâu, tiết bò ăn vào mùa nào cũng thích hợp. Đặc biệt, trong góc bếp của mỗi gia đình Mường không thể thiếu những hũ măng chua.Nguồn thức ăn quanh năm sẵn có nơi núi rừng. Măng chua có thể xào nấu với cá, thịt gà, vịt, nước măng chua kho thịt trâu, kho cá, chấm rau sống hay ngâm ớt tươi,…

Vị đắng cũng là vị mà người Mường rất yêu thích. Măng đắng; lá, hoa, quả đu đủ không chỉ là món ăn thường ngày mà còn là món để thờ phụng trong nhiều nghi lễ dân gian. Ngoài ra còn có rau đốm, lá kịa, vừa là thức ăn vừa là thuốc đau bụng. Đặc biệt, ruột và dạ dày con Don vừa là vị thuốc chữa dạ dày vừa là món ăn quý hiếm.

Gắn với vị cay, người Mường có món Ớt nổi tiếng . Ớt được băm lẫn với  lòng cá; hay đầu, tiết luộc, ruột cắt nhỏ của con gà, vịt. Băm nhỏ cho tất cả lên màu nâu sẫm, cắt nhỏ vài loại rau thơm trộn vào là được món ớt. Vị ớt cay của người Mường thường dùng để chế biến thành những món ăn riêng chứ không làm gia vị xào nấu như một số dân tộc khác.

Truyền thống của người Mường là thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa cỗ cộng đồng: Lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trong năm. Trong mỗi dịp lễ tết, hội hè, món ăn và cách bày trí nó đều có những nét riêng, chứa đựng cả một tín ngưỡng. Với người Mường, phần ngọn và mép lá tượng trưng cho Mường Sáng- mường của người sống, phần gốc lá và mang lá tượng trưng cho Mường Tối- Mường ma, mường của người chết. Chính thế, khi dùng lá chuối bày cỗ, người Mường có quy tắc phân biệt: Người vào, ma ra. Tức là khi dọn cỗ cho người sống , phần ngọn lá hướng vào trong , phần gốc lá hướng ra ngoài, còn khi dọn cỗ cho người ma thì ngược lại. Đây là một quy tắc khá nghiêm ngặt, không thể vi phạm bởi người Mường tin rằng, sự vi phạm sẽ mang lại những điều dữ hoặc làm mất lòng khách.

Trong văn hoá ẩm thực Mường, tục uống rượu đúng ra thành một nét văn hoá riêng- Văn hoá rượu cần. Rượu cần người Mường luôn phải uống tập thể, mỗi lần uống rượu cần là ta lại được hoà mìng vào những luật vui của các tuần rượu, được nghe hát dân ca Thường rang- Bộ mẹng, hát đối đáp của các bên tham gia. Có thể khẳng định rằng, văn hoá Ẩm thực Mường cũng văn hoá rượu Cần đã thể hiện được tính cộng đồng và tính huyết thống rất cao của dân tộc.    Hoà Bình từ lâu đã được coi là tỉnh Mường , Văn hoá Mường góp phần rất lớn làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho mảnh đất giàu truyền thống văn hoá này. Đến với Hoà Bình, tìm hiểu văn hoá bản địa, không thể không đến Bảo tàng Không gian văn hoá Mường - nơi tái hiện và lưu giữ lại cả không gian sống, lối sinh hoạt, lao động sản xuất và những nét văn hoá đặc sắc của chủ nhân mảnh đất. Đến đây, chúng ta sẽ thực sự được hoà mình vào một xã hội Mường thu nhỏ, được thưởng thức ẩm thực dân gian trong khung cảnh nhà sàn, trong âm vang tiếng nhạc cồng chiêng, hoà cùng những lời ca tha thiết của các chàng trai, cô gái Mường. Về với Hoà Bình, về với bản sắc văn hoá Mường cũng chính là đã tìm về cội nguồn, với lịch sử của dân tộc

 

                                                  HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác

Túi bùa thiêng của dòng họ Bùi đã làm các nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Phần Lan rất bất ngờ và thích thú.
Cơm xôi được dỡ ra một cái “bâm” (cái nong nhỏ đan bằng toàn nan cật bương, có chân bằng gỗ).
Hiện nay, nhiều vùng Mường ở Hòa Bình vẫn còn duy trì nghề nuôi tằm, dệt vải.
Điệu múa nón truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày được sinh viên trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc trình diễn tại Nhà Văn hóa trong các hội diễn nghệ thuật quần chúng. Ảnh: M.H

Đình Xàm- Di sản văn hoá quý hiếm trong đất Mường cổ

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh có ít di tích loại Đình, Đền, Miếu - Đình Xàm xã Phú Lai, huyện Yên Thủy thờ thành hoàng là người bản địa, còn lưu giữ được 11 bản sắc phong (sớm nhất cuối thế kỷ XVIII muộn nhất vào năm 1925). Những yếu tố trên có thể coi đình Xàm là một di sản văn hóa quý giá giữa vùng Mường cổ của Hòa Bình.

Hang Chổ

(HBĐT) - Hang Chổ thuộc xóm Hui, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Cách thành phố Hoà Bình 42km về hướng Đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 40km. Theo tiếng Mư¬ờng có nghĩa là hang ốc vì trong hang có rất nhiều vỏ ốc nằm rải đều khắp trên nền hang.

Di tích lịch sử chiến công diệt xe tăng của Anh hùng Cù Chính Lan

HBĐT) - Di tích ghi dấu chiến công diệt xe tăng của anh hùng Cù Chính Lan nằm ở dốc Giang Mỗ cạnh đường 6A (cũ) thuộc địa phận xóm Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong. Chiến công diệt xe tăng địch của anh hùng Cù Chính Lan tại Giang Mỗ được gắn liền với chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trong chiến dịch Hoà Bình năm 1951-1952.

Hang Muối

(HBĐT) - Hang Muối nằm trong núi đá Ba Bến thuộc thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Cách thành phố Hoà Bình khoảng 29km theo quốc lộ số 6 ngay thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc. Hang Muối là một mái đá cao, thoáng đãng và rộng rãi, cửa rộng 27m; sâu 11m; cao 13m. Cửa hang quay theo hướng Đông nam thoáng mát về mùa hè và tránh được những cơn gió lạnh thấu xương về mùa Đông.

Đặc sắc bản Lác

(HBĐT) - Bản Lác thuộc thung lũng Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, là bản dân tộc ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc.

Sơ bộ tìm hiểu việc đặt tên các khu dân cư cổ truyền của người Mường ở tỉnh ta

(HBĐT) - Tên gọi hay việc đặt tên địa danh, tên cho các KDC của người Mường trước tháng 8/1945 rất đa dạng, phong phú, song tựu chung lại đều được đặt hết sức tự nhiên tùy theo địa hình, địa vật nơi đó hoặc chỉ cần căn cứ vào các đặc điểm hay các cây bản địa phổ biến mang tính đặc trưng cho khu vực đó. Song cũng có những làng mường được đặt tên theo dạng tên chữ, tất nhiên là chữ trong văn bản của Nhà nước phong kiến đặt cho các KDC của người Mường để nhằm mục đích quản lý hành chính và thu thuế khóa, song các tên gọi này thường rất xa lạ với chính người dân nơi đó nên nó không sống được trong giao tiếp, ứng xử và gọi tên trong dân gian Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục