Cành si xanh tươi được kéo dựng lên tượng trưng là con cháu trồng thay thế cây khác mong kéo dài tuổi thọ cho cha mẹ.

Cành si xanh tươi được kéo dựng lên tượng trưng là con cháu trồng thay thế cây khác mong kéo dài tuổi thọ cho cha mẹ.

(HBDT) - Cách trung tâm thành phố Hòa Bình hơn 10km, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong) vẫn giữ nét thanh bình của một làng Mường với những giá trị văn hóa đặc thù, độc đáo. Đặc biệt, nơi đây vẫn lưu giữ được nhiều nghi lễ, phong tục truyền thống thể hiện đạo lý, tín ngưỡng dân gian mang tính nhân văn cao đẹp. Một trong những nghi lễ độc đáo đó là “Lễ kéo si” – Lễ cầu sức khỏe cho người già.

 

   Quan niệm dân gian Mường cho rằng, ngoài phần thể xác đang sống, con người ta còn có phần tinh thần vô hình cùng tồn tại song song được gọi là: “woải” người Kinh gọi là vía, kèm theo đó mỗi người còn có một cây si tượng trưng cho số mệnh được trồng trong vườn của mụ trực si - trực khenh trên 9 tầng trời cao xanh.

 

Dười đây là hình ảnh “Lễ kéo si” tại gia đình bà Thơ, bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (huyện Cao Phong). Bà năm nay 73 tuổi. Với mong muốn động viên tinh thần để bà lạc quan và sống vui, khỏe với con cháu, gia đình tụ họp đông đủ, mời ông thầy clượng và bà mỡi đến làm lễ kéo, dựng, trồng lại cây si vía của bà Thơ để mong cây si sẽ xanh tốt trở lại, bà khỏe them...

 

 

Bà Thơ (ngồi ngoài cùng bên phải ảnh) ngồi nghe thầy clượng khấn lễ.

 

 

Thầy clượng làm lễ trong không gian ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường ở xã Bình Thanh.

 

 

Phần lễ con cháu nội, ngoại, anh em họ hàng cùng xúm tay cầm chặt các sợi chỉ (hoặc mảnh vải dệt) để kéo, dựng cành si đứng thẳng và tươi mới trở lại.

 

 

 

Con cháu làm lễ chào vía mới.

 

 

 

                                                                              Hồng Duyên

 

Các tin khác

Cũng giống như khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng  (Kim Bôi), khu mộ cổ Đồng Cúi, xã Dũng Phong (Cao Phong) từng là khu mộ đá thâm u, kỳ bí tồn tại qua hàng trăm năm với nhiều hòn mồ còn sót lại.
Các gia đình trổ tài làm bánh uôi tại lễ hội xuân huyện Kỳ Sơn.
Không có hình ảnh
Con cháu mời thầy mo làm lễ vía kéo si cầu mong sức khoẻ cho ông Bùi Văn Hữu, 73 tuổi ở xóm Ráy, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn).

Những báu vật gốm xứ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong quá trình tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, tôi được nghe một thông điệp: có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn Hà Nội có nguồn gốc từ tỉnh Hòa Bình. Mang thông tin lạ đó, tôi đi tìm hiểu về gốm cổ ở Hòa Bình.

Người “giữ lửa” của dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường.

Sự biến đổi trong lễ mo tang của người Mường

(HBĐT) - Từ việc tiếp cận trực quan nhiều lễ mo tang rồi suy ngẫm, rút ra những giá trị tinh túy và ý nghĩa sâu sắc trong lễ Mo tang của người Mường, chúng tôi nhận thức được mo thuộc loại nghi thức vòng đời; là nghi thức được tổ chức trong đám tang. Mo là một kho bách khoa của người Mường về lịch sử, địa lý, nhân học, triết học, văn hóa, nghệ thuật diễn xướng mang tính sân khấu dân gian. Âm nhạc, múa, mỹ thuật, kiến trúc, thi ca, văn hóa ẩm thực...

Một góc văn hóa Mường ở Hòa Bình

(HBĐT) - Một nhiếp ảnh gia ở Hà Nội đánh tiếng rằng: Có phải cử nhân văn hóa Bùi Thanh Bình, chủ nhân của nhà sàn Mường Động (suối khoáng Hạ Bì - Kim Bôi) nay đã thành lập Bảo tàng tư nhân di sản văn hóa Mường không? Lên mạng tìm tên bảo tàng không có gì. Đem thắc mắc này đến gặp anh - Giám đốc Bùi Thanh Bình khẳng định: Mới có giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập do UBND tỉnh cấp từ tháng 1/2014, mọi chuyện cũng mới khởi đầu thôi mà.

Măng khô - quà tặng độc đáo của núi rừng

(HBĐT) - Không chỉ được nhiều người biết đến bởi rượu cần, mật ong hay cơm lam ống nứa, Hòa Bình còn nổi tiếng với đặc sản măng các loại, trong đó có măng khô.

Lễ hội Chá Chiêng của dân tộc Thái, Hòa Bình

(HBĐT) - Chá Chiêng là lễ hội tín ngưỡng của dân tộc Thái (Hòa Bình) do ông Mùn lớn - người có uy tín trong cộng đồng người Thái tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục