(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BTC, ngày 08 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2, năm 2016 về việc tổ chức các hoạt động hướng tới Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình, năm 2016.

 

Căn cứ Quyết định số 32/QĐ – BTC, ngày 18 tháng 3 năm 2016 của Ban Tổ chức kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ 2 tỉnh Hòa Bình năm 2016 về việc thành lập Ban Tổ chức cuộc thi ảnh thời sự, nghệ thuật cấp tỉnh mang tên “Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”.

         Ban Tổ chức cuộc thi ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

     I. Đối tượng tham dự:

Các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp đang sống và làm việc tại tỉnh Hòa Bình (Ban tổ chức, Ban Giám khảo không được dự thi)

II. Quy định về tác phẩm dự thi:

1. Chủ đề cuộc thi: “Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”

     2.Nội dung: Phản ánh đời sống, sinh hoạt, lao động sản xuất, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiềm năng du lịch, phong trào học tập, tinh thần đoàn kết, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng, những thành tựu trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, tinh thần vươn lên trong xóa đói giảm nghèo, phong trào xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

     3.Quy định về tác phẩm dự thi:

-Ảnh dự thi là ảnh màu hoặc đen trắng. Cỡ ảnh là 30x40cm đến 30x45cm, ảnh vuông cỡ 30x30cm, ảnh panorama có cạnh dài không quá 45cm.

-Không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi. (Không chấp nhận ảnh bộ).

-Mỗi tác phẩm phải kèm phiếu dự thi ghi đầy đủ theo thông tin theo mẫu (dán phí sau bức ảnh).

-Ban Tổ chức không chấp nhận các tác phẩm các tác phẩm ảnh đã đoạt giải, trưng bày triển lãm tại các cuộc trong nước và quốc tế do Hội nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội VHNT tỉnh tổ chức hoặc phối hợp tổ chức trước đây.

     -Không chấp nhận ảnh chắp ghép làm sai lệch nội dung thực tế.

     -Tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm và được giải sẽ được ban tổ chức thông báo gửi file ảnh có dung lượng đủ lớn để phục in phóng và lưu trữ.

-Ban Tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm tham dự cuộc thi để phục vụ công tác tuyên truyền, không trả lại tác phẩm tham dự.

-Ban tổ chức, Ban Giám khảo được gửi tác phẩm tham dự triển lãm,

-Ban tổ chức không chịu trách nhiệm về mọi sự tranh chấp bản quyền liên quan đến ảnh dự thi và sự cố hư hỏng, thất lạc trong quá trình chuyển đến Ban tổ chức.

    III. Cơ cấu giải thưởng:

-01 giải Nhất: Bằng chứng nhận của Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam; Giấy khen của Ban Tổ chức kèm theo tiền thường 5.000. 000, đ (Năm triệu đồng)

-02 giải Nhì: Bằng chứng nhận của Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam; Giấy khen của Ban Tổ chức kèm theo tiền thưởng 3.000.0000, đ (Ba triệu đồng)/01 giải.

-03 giải Ba: Bằng chứng nhận của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam; Giấy khen của Ban Tổ chức kèm theo tiền thưởng 1.500.000đ (Một triệu năm trăm ngàn đồng)/01 giải.

-05 giải khuyến khích: Tiền thưởng của Ban Tổ chức là 500.000đ/01 giải.

-Tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm (Không kể ảnh đoạt giải thưởng) được hưởng theo nhuận treo 230.000, đ/tác phẩm

-Các tác phẩm đoạt giải thưởng từ giải Nhất đến giải Ba được Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam cấp bằng chứng nhận và được tính điểm theo quy chế của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam.

IV.Hội đồng giám khảo:

-Do Ban Tổ chức mời các nghệ sỹ nhiếp ảnh có uy tín của Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam và ra quyết định thành lập.

V.Thời gian:

-Hạn nhận ảnh: Hết ngày 30/9/2016

-Chấm giải: 10/10 đến 15/10/2016.

- Địa chỉ nhận ảnh: Hội VHNT tỉnh Hòa Bình, số 33, đường Hai Bà Trưng, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Ngoài bì ghi rõ: Ảnh dự cuộc thi “ Hòa Bình – Bản sắc và hội nhập”.

Ban Tổ chức rất mong nhận được sự hưởng ứng tham gia tích cực của các nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp trong tỉnh tham gia cuộc thi.

 

 

 

              

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cành si xanh tươi được kéo dựng lên tượng trưng là con cháu trồng thay thế cây khác mong kéo dài tuổi thọ cho cha mẹ.
Cũng giống như khu mộ cổ Đống Thếch, xã Vĩnh Đồng  (Kim Bôi), khu mộ cổ Đồng Cúi, xã Dũng Phong (Cao Phong) từng là khu mộ đá thâm u, kỳ bí tồn tại qua hàng trăm năm với nhiều hòn mồ còn sót lại.
Các gia đình trổ tài làm bánh uôi tại lễ hội xuân huyện Kỳ Sơn.

Cây dâu trong đời sống người Mường

(HBĐT) - Cây dâu tiếng Mường gọi là cây đô, đây là cây trồng cổ truyền, phổ biến, thân thiết và quý giá của người Mường. Trong xã hội cũ, nền sản xuất của người Mường phát triển thấp chủ yếu chỉ là tự cấp, tự túc, giao thương chưa phát triển. Có thể nói, các gia đình người Mường nhà nào cũng trồng dâu, nhà ít thì dăm, bảy cây, nhà trồng nhiều có hẳn nương, trồng ngoài bờ sông, bờ suối, họ trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, kéo sợi dệt lụa.

Tính lịch sử, nhân văn, giáo dục sâu sắc trong di sản Mo Mường Hòa Bình

(HBĐT) - Ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trong chuyến thẩm định thực tế một số nghi lễ của Mo Mường nhằm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục trình cấp bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam khẳng định tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của di sản Mo Mường Hòa Bình.

Những báu vật gốm xứ Hòa Bình

(HBĐT) - Trong quá trình tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, tôi được nghe một thông điệp: có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn Hà Nội có nguồn gốc từ tỉnh Hòa Bình. Mang thông tin lạ đó, tôi đi tìm hiểu về gốm cổ ở Hòa Bình.

Người “giữ lửa” của dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường.

Sự biến đổi trong lễ mo tang của người Mường

(HBĐT) - Từ việc tiếp cận trực quan nhiều lễ mo tang rồi suy ngẫm, rút ra những giá trị tinh túy và ý nghĩa sâu sắc trong lễ Mo tang của người Mường, chúng tôi nhận thức được mo thuộc loại nghi thức vòng đời; là nghi thức được tổ chức trong đám tang. Mo là một kho bách khoa của người Mường về lịch sử, địa lý, nhân học, triết học, văn hóa, nghệ thuật diễn xướng mang tính sân khấu dân gian. Âm nhạc, múa, mỹ thuật, kiến trúc, thi ca, văn hóa ẩm thực...

Một góc văn hóa Mường ở Hòa Bình

(HBĐT) - Một nhiếp ảnh gia ở Hà Nội đánh tiếng rằng: Có phải cử nhân văn hóa Bùi Thanh Bình, chủ nhân của nhà sàn Mường Động (suối khoáng Hạ Bì - Kim Bôi) nay đã thành lập Bảo tàng tư nhân di sản văn hóa Mường không? Lên mạng tìm tên bảo tàng không có gì. Đem thắc mắc này đến gặp anh - Giám đốc Bùi Thanh Bình khẳng định: Mới có giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập do UBND tỉnh cấp từ tháng 1/2014, mọi chuyện cũng mới khởi đầu thôi mà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục