(HBĐT) - Căn cứ Kế hoạch số 26/KH-BTC ngày 08/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình, năm 2016 về tổ chức các hoạt động chào mừng Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh; 25 năm tái lập tỉnh và Lễ hội Chiêng Mường lần thứ II tỉnh Hòa Bình năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 33/QĐ-BTC, ngày 18/3/2016 của Ban Tổ chức Lễ Kỷ niệm về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016;
Ban Tổ chức Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016 ban hành Thể lệ Cuộc thi như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của các tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, nghệ sỹ nhằm tìm kiếm, phát hiện và sáng tác những mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch độc đáo, hấp dẫn để sản xuất, xuất bản phục vụ nhu cầu của khách tham quan du lịch khi đến Hòa Bình.
- Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần quảng bá du lịch của địa phương qua các sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch nhằm thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Hòa Bình.
- Khuyến khích việc duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyện liệu thân thiện với môi trường sẵn có tại địa phương.
2. Yêu Cầu:
Các mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch phải có tính nghệ thuật cao và mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Tất cả các tổ chức (doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề…), cá nhân, nghệ nhân trong và ngoài tỉnh có ý tưởng sáng tác, khả năng sáng tạo làm ra các mẫu sản phẩm, quà tặng lưu niệm du lịch hoàn chỉnh; các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đang công tác, sinh sống tại Việt Nam yêu thích và quan tâm đến con người, bản sắc văn hoá, phong cảnh thiên nhiên và du lịch Hòa Bình có các tác phẩm ảnh (Bộ ảnh lưu niệm du lịch) hoàn chỉnh đều có thể tham gia Cuộc thi.
III. YÊU CẦU ĐỐI VỚI TÁC PHẨM DỰ THI
1. Định nghĩa:
- Mẫu sản phẩm, quà tặng lưu niệm du lịch tham gia Cuộc thi là các mẫu sản phẩm, quà tặng du lịch có thể sản xuất, gia công hàng loạt để làm quà tặng, hàng lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- Ấn phẩm lưu niệm du lịch là bộ ảnh được chụp theo một chủ đề nhất định, gồm các tác phẩm ảnh giới thiệu về con người, bản sắc văn hoá các dân tộc Hoà Bình, phong cảnh thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hoá, các khu điểm du lịch của Hoà Bình tạo được ấn tượng góp phần thu hút khách du lịch. Ấn phẩm lưu niệm du lịch có thể sử dụng cho công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Hòa Bình, làm quà tặng, hàng lưu niệm cho khách du lịch.
2. Yêu cầu đối với tác phẩm dự thi
2.1 Quy định chung:
- Mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch phải được sáng tác ở dạng hoàn chỉnh. Thể hiện được nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, phong phú, đa dạng về cuộc sống con người Hoà Bình; những cảnh quan thiên nhiên, công trình kiến trúc, các khu du lịch, điểm tham quan du lịch; các loại hình du lịch; các di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống; các loại hình văn hóa dân gian các dân tộc Hòa Bình.
- Không hạn chế số lượng tác phẩm dự thi, mỗi tác giả có thể tham gia một hoặc nhiều tác phẩm dự thi.
- Trong thời gian diễn ra Cuộc thi, tác giả có tác phẩm dự thi không được sử dụng các mẫu sản phẩm tham gia cuộc thi này để đồng thời tham dự bất kỳ cuộc thi nào khác
- Tác phẩm dự thi của nhóm tác giả phải có văn bản thỏa thuận của tập thể các tác giả ủy quyền cho một hoặc một nhóm tác giả đứng ra đại diện dự thi.
- Tác giả có tác phẩm dự thi phải chịu trách nhiệm về bản quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Phần tên tác phẩm, họ và tên tác giả, địa chỉ, số điện thoại liên hệ phải ghi riêng vào phiếu gửi kèm tác phẩm dự thi. Các tác phẩm đăng ký dự thi sẽ được cung cấp một mã số theo quy định của Ban Tổ chức.
2.2 Đối với sản phẩm, quà tặng lưu niệm:
- Các sản phẩm, quà tặng lưu niệm phải độc đáo, hấp dẫn, có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao, mang bản sắc đặc văn hoá trưng riêng của Hòa Bình. Tác phẩm dự thi phải kèm theo phần mô tả, thuyết minh về sản phẩm, quà tặng lưu niệm như: ý tưởng thiết kế, tên sản phẩm, công nghệ chế tác, kiểu dáng, chất liệu, kích cỡ, tính ứng dụng…
- Mẫu mã, chất liệu, nguyên liệu, màu sắc…của các sản phẩm, quà tặng lưu niệm phải đảm bảo không bị thay đổi hay biến dạng theo sự thay đổi của khí hậu và thời tiết.
- Khuyến khích trên các sản phẩm, quà tặng lưu niệm hoặc bao bì sản phẩm có các dòng chữ “Kỷ niệm Hòa Bình”; “Du lịch Hòa Bình”, Lôgô du lịch Việt Nam, Lôgô du lịch Hòa Bình hoặc tên địa danh về du lịch Hòa Bình bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Khuyến khích các sản phẩm, quà tặng lưu niệm sử dụng bằng những chất liệu thân thiện với môi trường sẵn có hoặc dễ tìm tại địa phương (không dùng các nguyên vật liệu thuộc nhóm bị cấm theo quy định của pháp luật);
- Các sản phẩm, quà tặng lưu niệm không quá nặng, cồng kềnh, đảm bảo các điều kiện dễ cầm, dễ mang, dễ đóng gói, vận chuyển và bảo quản, an toàn đối với sức khỏe của con người;
- Ưu tiên những sản phẩm, quà tặng lưu niệm dễ ứng dụng đưa vào sản xuất đại trà với giá thành phù hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng;
2.3 Đối với ấn phẩm lưu niệm du lịch:
- Ấn phẩm lưu niệm du lịch dự thi là bộ ảnh gồm các ảnh màu hoặc đen trắng có tính nghệ thuật cao được sắp xếp thành bộ hoàn chỉnh (có ít nhất là 10 ảnh, kích thước 11cm x 17cm, có bao bì đẹp để có thể làm quà tặng hoặc bán thành hàng lưu nhiệm cho du khách), được chụp theo một chủ đề nhất định (danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử văn hoá; nét văn hóa độc đáo, đặc sắc…).
- Trong ấn phẩm (bộ ảnh lưu niệm du lịch) có thể sử dụng những tác phẩm ảnh đã đoạt giải tại các Cuộc thi Ảnh nghệ thuật do Trung ương, các tỉnh, ngành khác, địa phương tổ chức (nhưng phải ghi rõ ảnh đã tham gia Cuộc thi nào, do ai tổ chức, năm nào, giải thưởng đã đạt).
- Ấn phẩm lưu niệm du lịch dự thi gửi trực tiếp đến Ban Tổ chức hoặc theo đường Bưu điện không ép plastic, không dán lên bìa cứng, không chắp ghép, tẩy xoá làm sai lệch nội dung thực của tác phẩm ảnh, không ghi tên tác giả lên ảnh.
- Mỗi ảnh trong bộ ảnh dự thi phải kèm theo ảnh market kích thước 11 x17 cm và file ảnh kỹ thuật số ở một trong các định dạng .jpg, .bmp, .tif; mật độ điểm ảnh tối thiểu 300pixels/cm. File lưu trên đĩa CD hoặc DVD để Ban Tổ chức đăng tải lên website http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn và sử dụng cho công tác in tài liệu, tuyên truyền Cuộc thi.
Lưu ý:
- Tác phẩm dự thi gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cần ghi rõ: Tác phẩm dự Cuộc thi mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016.
- Bản quyền tác phẩm thuộc về tác giả, Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan. Nếu tác phẩm đoạt giải và được chọn trưng bày triển lãm vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật, Ban Tổ chức sẽ thu hồi tiền Giải thưởng và Giấy chứng nhận.
- Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về các tác phẩm tham gia dự thi sai quy định và những hư hỏng, thất lạc trong quá trình vận chuyển qua đường Bưu điện.
- Các tác phẩm tham gia Cuộc thi Ban Tổ chức có quyền sử dụng cho việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về du lịch tỉnh Hòa Bình. Được sử dụng làm mẫu hàng lưu niệm chung của tỉnh để sản xuất, giới thiệu quảng bá, bày bán phục vụ cho khách tham quan, du lịch. Ban Tổ chức không hoàn lại các tác phẩm gửi dự thi.
3. Tiêu chí đánh giá, chấm điểm
Ban Giám khảo chấm điểm tác phẩm dự thi theo các tiêu chí:
+ Thực hiện đúng các quy định, yêu cầu đối với tác phẩm tham gia dự thi đã ghi trong Thể lệ;
+ Tác phẩm có tính sáng tạo, độc đáo, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc;
+ Tác phẩm mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa riêng có của Hòa Bình;
+ Tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mỹ cao;
+ Có tính ứng dụng cao, dễ sản xuất, gia công với số lượng lớn,
+ Sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, dễ kiếm dễ tìm, thân thiện với môi trường. Dễ đóng gói, vận chuyển, bao bí thiết kế đẹp, khuyến khích trên sản phẩm và bao bì có lôgô du lịch Việt Nam, lôgô du lịch Hòa Bình và các dòng chữ “ Du lịch Hòa Bình” hoặc “Kỷ niệm Hòa Bình” bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
IV. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1. Đối với mẫu sản phẩm, quà tặng lưu niệm du lịch
TT |
Giải thưởng |
Số lượng |
Giá trị |
Thành tiền |
Ghi chú |
1 |
Giải nhất |
01 |
5.000.000 |
5.000.000 |
|
2 |
Giải nhì |
02 |
3.000.000 |
6.000.000 |
|
3 |
Giải ba |
03 |
2.000.000 |
6.000.000 |
|
4 |
Giải khuyến khích |
10 |
1.000.000 |
10.000.000 |
|
Tổng cộng: |
16 |
|
27.000.000 |
|
2. Đối với ấn phẩm lưu niệm du lịch
TT |
Giải thưởng |
Số lượng |
Giá trị |
Thành tiền |
Ghi chú |
1 |
Giải nhất |
01 |
5.000.000 |
5.000.000 |
|
2 |
Giải nhì |
02 |
3.000.000 |
6.000.000 |
|
3 |
Giải ba |
03 |
2.000.000 |
6.000.000 |
|
4 |
Giải khuyến khích |
10 |
1.000.000 |
10.000.000 |
|
Tổng cộng: |
16 |
|
27.000.000 |
|
Tổng giá trị giải thưởng: 54.000.000đ (Năm mươi tư triệu đồng chẵn).
V. THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN TÁC PHẨM DỰ THI
1. Thời hạn:
Ban Tổ chức bắt đầu tiếp nhận tác phẩm dự thi từ 01/7/2016 đến hết ngày 31/7/2016 (tính theo dấu bưu điện).
2. Địa chỉ tiếp nhận tác phẩm dự thi.
- Tại phòng Nghiệp vụ Du lịch - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình
- Địa chỉ: Số 5, đường An Dương Vương, phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Thông tin chi tiết cần liên hệ: ông Đặng Tuấn Hùng - Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Mobile: 0912.777.429) hoặc ông Đỗ Lê Phương - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Mobile: 0912.727.458).
VI. QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI TÁC GIẢ CÓ TÁC PHẨM ĐẠT GIẢI
- Được nhận tiền thưởng và Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức.
- Được quảng bá rộng rãi trên các Website của Tỉnh, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành liên quan.
- Được quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm do tỉnh Hòa Bình tổ chức hoặc tham gia tại các địa phương khác.
Trên đây là Thể lệ Cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm, quà tặng, ấn phẩm lưu niệm du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2016. Ban Tổ chức Cuộc thi mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình tham gia của các tổ chức, đơn vị và cá nhân, sự phối hợp tổ chức của các cơ quan, đơn vị có liên quan để Cuộc thi thành công tốt đẹp./.
(HBĐT) - Bánh uôi, có vùng gọi với các tên khác (bánh tình yêu, bánh đoàn kết) là ẩm thực độc đáo của người Mường. Bánh được làm bằng gạo nếp, nhân thịt, hành hoặc đỗ xanh, mang lại cảm giác tò mò, thú vị bởi hình thù khá kỳ lạ của bánh. Vào những ngày lễ trọng, đặc biệt là dịp Tết cổ truyền dân tộc, bánh uôi được làm để dâng cúng tổ tiên cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết.
(HBĐT) - Cây dâu tiếng Mường gọi là cây đô, đây là cây trồng cổ truyền, phổ biến, thân thiết và quý giá của người Mường. Trong xã hội cũ, nền sản xuất của người Mường phát triển thấp chủ yếu chỉ là tự cấp, tự túc, giao thương chưa phát triển. Có thể nói, các gia đình người Mường nhà nào cũng trồng dâu, nhà ít thì dăm, bảy cây, nhà trồng nhiều có hẳn nương, trồng ngoài bờ sông, bờ suối, họ trồng dâu để nuôi tằm lấy kén, kéo sợi dệt lụa.
(HBĐT) - Ông Đoàn Anh Tuấn, UVTV, Trưởng Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam trong chuyến thẩm định thực tế một số nghi lễ của Mo Mường nhằm hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục trình cấp bằng bảo trợ của Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam khẳng định tính nhân văn, giáo dục sâu sắc của di sản Mo Mường Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong quá trình tiếp xúc với các nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật ở Hòa Bình, Hà Nội, tôi được nghe một thông điệp: có tới 1/3 số cổ vật gốm của các nhà sưu tập tư nhân trên địa bàn Hà Nội có nguồn gốc từ tỉnh Hòa Bình. Mang thông tin lạ đó, tôi đi tìm hiểu về gốm cổ ở Hòa Bình.
(HBĐT) - Trong thiết chế xã hội cổ truyền của dân tộc Mường, mỗi xóm, bản đều có những người được coi là thủ lĩnh tinh thần và rất am hiểu phong tục, tập quán truyền thống dân tộc gắn với nghi lễ trong cuộc sống. Đó chính là ông Mo được ví như những người “giữ lửa” cho dân tộc Mường.
(HBĐT) - Từ việc tiếp cận trực quan nhiều lễ mo tang rồi suy ngẫm, rút ra những giá trị tinh túy và ý nghĩa sâu sắc trong lễ Mo tang của người Mường, chúng tôi nhận thức được mo thuộc loại nghi thức vòng đời; là nghi thức được tổ chức trong đám tang. Mo là một kho bách khoa của người Mường về lịch sử, địa lý, nhân học, triết học, văn hóa, nghệ thuật diễn xướng mang tính sân khấu dân gian. Âm nhạc, múa, mỹ thuật, kiến trúc, thi ca, văn hóa ẩm thực...