Chiều 8-6, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2019 với 426/426 đại biểu có mặt tán thành.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo.

Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

 

Tiếp đó, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Hoàng Thanh Tùng (ảnh trên) trình bày dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Có 426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết, không có đại biểu nào không tán thành và không biểu quyết, tỷ lệ biểu quyết đạt 84,47% số đại biểu Quốc hội.

Theo Nghị quyết, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 sẽ bổ sung các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật Điện lực, Luật Hóa chất, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Trẻ em, Luật Công chứng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 5 theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Công an nhân dân (sửa đổi) (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6); Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 6 theo quy trình tại một kỳ họp); Luật Quản lý thuế (sửa đổi) (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6); Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường.

Chương trình cũng điều chỉnh thời gian trình các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (lùi từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 sang Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8).

 

Các đại biểu bấm nút biểu quyết.

Ngoài ra, các dự án luật sau sẽ đưa ra khỏi Chương trình năm 2018: Luật Dân số; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Công an xã.

Nghị quyết cũng cho biết, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, tại kỳ họp thứ 7 sẽ trình Quốc hội thông qua các dự án luật sau: Luật Hành chính công; Luật Kiến trúc; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Luật Quản lý thuế (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Ngoài ra, cũng tại kỳ họp thứ 7, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến các dự án: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Thư viện; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Còn tại kỳ họp thứ 8, sẽ trình Quốc hội thông qua các dự án: Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán (sửa đổi); Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Thư viện; Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.

Ngoài ra, các dự án sau sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Thanh niên (sửa đổi).

 

                     TheoNhandan


Các tin khác


Lựa chọn những vấn đề nóng để Quốc hội giám sát

Buổi sáng, các đại biểu làm việc tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội (QH) năm 2019; thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của QH năm 2019. Buổi chiều, QH thảo luận ở tổ về hai dự án: Luật Chăn nuôi và Luật Công an nhân dân (CAND) (sửa đổi).

Lắng nghe để điều chỉnh quy định về đặc khu bảo đảm hợp lý

Sáng 7-6, bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với báo chí về một số nội dung trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình làm việc với Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ tại Hà Nội

(HBĐT) - Tại Hà Nội, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Tuv, Mông Cổ.

Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Hội

(HBĐT) - Trong 3 ngày 5-7/6, Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 45 học viên là cán bộ chuyên trách Hội LHPN tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 11 huyện, thành phố; Hội phụ nữ các cơ quan: Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh và Ban nữ công LĐLĐ tỉnh.

Kinh nghiệm nhập, kiện toàn xóm ở huyện Lương Sơn

(HBĐT)-Xóm Nước Vải, xã Tân Vinh có 126 hộ; xóm Tân Lập, xã Tân Vinh có 39 hộ. Một xóm chủ yếu là người dân tộc Mường sinh sống từ nhiều đời nay, một xóm là người Kinh lên khai hoang làm kinh tế mới. Hai xóm có đặc thù văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Thực hiện Quyết định số 1084/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án "Thí điểm sáp nhập xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”, theo đề án, hai xóm này sáp nhập làm một.

Kê khai và kiểm soát kê khai tài sản thu nhập - bao giờ đi vào thực chất?

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Thanh tra tỉnh, năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 53 cơ quan, đơn vị, địa phương phải tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập. Tính đến ngày 21/4/ 2017, có 53/53 cơ quan, đơn vị, địa phương đã thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục