(HBĐT) - Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, dù bận rộn nhưng Bác Hồ đã dành thời gian về thăm tỉnh Hòa Bình 4 lần. Lần đầu tiên là ngày 21/2/1947, Bác thăm Nhà máy in tiền ở Chi Nê (Lạc Thủy). Dù đi bí mật nhưng Bác vẫn vào xóm Đồng Thung, xã Cố Nghĩa thăm một số gia đình dân tộc Mường. Bác động viên mọi người cố gắng tăng gia sản xuất. Đến chợ Đầm Đa, Bác hỏi việc học của các cháu nhỏ và gọi mấy thanh niên đứng gần giao trách nhiệm dạy, khi Bác quay lại các cháu phải biết đọc hết.



Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình ngày 17/8/1962. (ảnh: T.L)

Gần 11 năm sau, ngày 19/10/ 1958, Bác trở lại Hòa Bình thăm và nói chuyện tại trường Hợp tác hóa nông nghiệp của tỉnh tại Bến Ngọc (Kỳ Sơn), nay là xã Trung Minh (TP Hòa Bình). Bác khen ngợi những tiến bộ mới của đồng bào các dân tộc và phân tích sâu sắc các mặt công tác: sản xuất, tổ đổi công, công trường, cán bộ, kỷ luật lao động, bình dân học vụ. Bác nhấn mạnh: Muốn làm tốt những việc trên, đồng bào, cán bộ, bộ đội, đảng viên, đoàn viên - thanh niên lao động phải gương mẫu trong sản xuất, học tập và cải tiến kỹ thuật. Đồng thời, giúp đỡ đồng bào rẻo cao vì ở đấy làm ăn khó nhọc hơn. Bác cũng chỉ ra những thiếu sót của cán bộ và nhân dân địa phương như bệnh quan liêu, một số sợ khó, sợ khổ, ăn uống lãng phí. Bác dặn phải thực hành tiết kiệm, thi đua lao động sản xuất, đoàn kết hơn nữa giữa các dân tộc, giữa quân và dân, giữa lương và giáo. Trên đường về, Bác vào thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa tại huyện Lương Sơn.

Ngày 17/8/1962, trong lúc trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình - trường vừa học, vừa làm đầu tiên ở miền Bắc đang khó khăn về phương hướng phát triển, Bác về thăm và nói chuyện. Trước 1.200 cán bộ, giáo viên, học sinh các dân tộc và hơn 400 cán bộ tỉnh, huyện, xã, Bác đã nêu 3 vấn đề: đoàn kết, kỷ luật lao động, thực hành dân chủ. Người nhấn mạnh: Mục đích của trường là dạy cho thanh niên vừa học tập, vừa lao động để trở thành cán bộ ở nông thôn. Vì vậy, phải học những nghề, ngành có liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn, cần gì học nấy. Bác ghi vào sổ vàng lưu niệm của trường: "Phải: Học tập tốt, lao động tốt / Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. Bác tặng nhà trường bức ảnh có chữ ký Bác Hồ và dành 5 huy hiệu làm giải thưởng thi đua cho học sinh, giáo viên. Trong chuyến thăm này, thấy dòng sông Đà hung dữ, Bác nói: Phải biến "thủy tặc” thành "thủy lợi”.

Về với Hòa Bình lần thứ 4, Bác thăm Huyện ủy Kim Bôi đúng vào ngày 19/8/1964. Bác đi thăm nhà ăn, nhà bếp, nhà vệ sinh, giếng nước. Xem giếng nước, Bác nhắc phải làm nắp đậy, phòng các cháu nhỏ chơi đùa rơi xuống. Đến nhà ăn, thấy chiếc chạn có tấm lưới bị thủng, Bác nhắc phải giữ vệ sinh. Sau khi nghe lãnh đạo huyện báo cáo tình hình sản xuất, đời sống của nhân dân, Bác nhắc: Năng suất cây lương thực còn thấp, diện tích bỏ hoang nhiều, cố gắng đi vào thâm canh. Cần làm tốt việc trồng cây công nghiệp. Mọi người phải nêu cao ý thức tiết kiệm, tích cực học tập để nâng cao trình độ văn hóa. Huyện ủy cần mạnh dạn chỉ đạo mọi mặt tốt hơn nữa.

Ngoài 4 lần về thăm, Bác Hồ còn nhiều lần gửi thư thăm hỏi, khen ngợi, động viên quân và dân Hòa Bình trong chiến đấu và sản xuất. Đó là lá thư Bác khen ngợi chị Nguyễn Thị Hợi (tức Minh Tâm) ở châu Mai Đà là "Cán bộ kiểu mẫu đã tổ chức dân chống giặc lập lại và giữ vững chính quyền nhân dân ở địa phương”. Chị Nguyễn Thị Vuông ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) là du kích chiến đấu dũng cảm. Anh Nguyễn Phi Hùng, chiến sĩ công an được Bác tặng huy hiệu...

Những lá thư, lời khen, lời căn dặn của Bác có tác dụng to lớn động viên, khích lệ cán bộ, nhân dân Hòa Bình nỗ lực thi đua lao động, sản xuất, diệt giặc đói, giặc dốt, đóng góp sức người, sức của cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Hòa bình lập lại, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình tiếp tục phấn đấu, thi đua giành được những thành quả to lớn trên tất cả các ngành, lĩnh vực. Trường PTDTNT THPT tỉnh, tiền thân là trường Thanh niên lao động XHCN đã trở thành điểm sáng của ngành GD &ĐT tỉnh và hệ thống các trường dân tộc nội trú toàn quốc. Trên dòng sông Đà đã hiện diện Nhà máy thủy điện Hòa Bình, từng là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam á... Không chỉ những nơi Bác về thăm mà toàn tỉnh, từ vùng thấp đến vùng cao đều có bước chuyển mình mạnh mẽ. Đó là những bông hoa mà Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình dâng lên Bác và nguyện mãi ghi nhớ lời Bác để sống và thi đua lao động, công tác, học tập tốt hơn.

                                                                           Minh Châu

Các tin khác


Kiểm tra, giám sát 67 tổ chức Đảng và 53 đảng viên

(HBĐT) - Trong tháng 5 vừa qua, cấp ủy và UBKT Tỉnh ủy đã tiến hành giám sát đối với 3 tổ chức Đảng gồm: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Đảng đoàn MTTQ tỉnh, BTV Huyện uỷ Lạc Thủy trong thực hiện Chương trình hành động của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020.

Lựa chọn những vấn đề nóng để Quốc hội giám sát

Buổi sáng, các đại biểu làm việc tại hội trường nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi); tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội (QH) năm 2019; thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của QH năm 2019. Buổi chiều, QH thảo luận ở tổ về hai dự án: Luật Chăn nuôi và Luật Công an nhân dân (CAND) (sửa đổi).

Lắng nghe để điều chỉnh quy định về đặc khu bảo đảm hợp lý

Sáng 7-6, bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi với báo chí về một số nội dung trong dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Đoàn công tác tỉnh Hòa Bình làm việc với Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ tại Hà Nội

(HBĐT) - Tại Hà Nội, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ giữa tỉnh Hòa Bình và tỉnh Tuv, Mông Cổ.

Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Hội

(HBĐT) - Trong 3 ngày 5-7/6, Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho 45 học viên là cán bộ chuyên trách Hội LHPN tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 11 huyện, thành phố; Hội phụ nữ các cơ quan: Công an tỉnh, Bộ CHQS tỉnh và Ban nữ công LĐLĐ tỉnh.

Kinh nghiệm nhập, kiện toàn xóm ở huyện Lương Sơn

(HBĐT)-Xóm Nước Vải, xã Tân Vinh có 126 hộ; xóm Tân Lập, xã Tân Vinh có 39 hộ. Một xóm chủ yếu là người dân tộc Mường sinh sống từ nhiều đời nay, một xóm là người Kinh lên khai hoang làm kinh tế mới. Hai xóm có đặc thù văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. Thực hiện Quyết định số 1084/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án "Thí điểm sáp nhập xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”, theo đề án, hai xóm này sáp nhập làm một.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục