(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp, Sở NN&PTNT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo sản xuất, gieo cấy lúa và cây mầu tập trung trong khung thời vụ.


Trong năm đã chỉ đạo chuyển đổi 1,36 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô theo Quyết định số 915/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó vụ xuân 653 ha, vụ mùa 716 ha với tổng kinh phí hỗ trợ trên 4 tỷ đồng (Thực hiện theo Công văn số 276/HĐND-CTHĐND, ngày 02/12/2016 của HĐND tỉnh về việc xác định mức hỗ trợ chi phí giống ngô để chuyển đổi từ trồng lúa sang trông ngô).

Bên cạnh đó, toàn tỉnh triển khai thực hiện 23 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị giai đoạn 2017-2018 sử dụng nguồn vốn phát triển sản xuất theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với kinh phí 9,43 tỷ đồng.


P.V

 

Các tin khác


Công bố nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 12/11, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện. Tới dự có đại diện Bộ NN & PTNT, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN), Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh và tỉnh lân cận, cộng đồng người trồng cam cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Xây dựng thương hiệu Cam Lạc Thủy, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với TP Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động, trình độ thâm canh của huyện thích hợp và là những tiềm năng lớn, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Cố Nghĩa - hòa chung niềm tự hào Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Nói đến cam Lạc Thủy không thể không nói đến xã Cố Nghĩa - vùng đất được cho là "cái nôi” của cam Lạc Thủy, nơi mà từ những năm 1970 cây cam đã phủ xanh các triền đồi, mang lại no ấm cho biết bao hộ dân sinh sống thuộc thị trấn nông trường Sông Bôi (cũ). Giờ đây, sau hơn 40 năm mất đi vị thế cây chủ lực, cây cam đang dần tìm lại chỗ đứng trên đất Cố Nghĩa, hứa hẹn trở thành cây đột phá về kinh tế và tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu nông sản được tự hào mang tên địa danh: Cam Lạc Thủy.

Xã Phú Thành phát triển vùng cam truyền thống

(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã lựa chọn những lối đi bền vững. Bên cạnh việc nhân dân trên địa bàn tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất thì việc khai thác tốt tiềm năng thổ nhưỡng, phát triển mạnh mẽ trồng cây ăn quả, trong đó có cây cam theo hướng sản xuất hàng hoá đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ đối với đời sống cũng như thu nhập của một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây.

Thanh Hà - đặt niềm tin thương hiệu Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Chúng tôi thăm vùng cam thị trấn Thanh Hà những ngày cuối thu. Nắng hanh vàng trải dài trên khu, khoảnh, vườn cam xanh mướt, quả sai như mong đợi. Nông dân chăm chỉ vun trồng. Tất cả đất trồng cây truyền thống lạc, đậu, vừng khi xưa đã được chuyển đổi sang trồng cam. Cam đang bước vào vụ thu hoạch, trái vàng mọng sà sát đất. Nông dân Thanh Hà hồ hởi, tin tưởng bước vào vụ thu hoạch cam.

Phát triển bền vững vùng cây ăn quả có múi

(HBĐT) - Những năm gần đây, nghề trồng cây ăn quả của huyện Lạc Thuỷ ngày càng phát triển cả về diện tích cũng như trình độ thâm canh, từ đó hình thành những vùng sản xuất hàng hoá. Huyện Lạc Thuỷ được thiên nhiên ưu đãi, với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, đặc biệt là các loại cây có múi có giá trị kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục