(HBĐT) - Chiều 13/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2017 – 2018. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Hội nghị đã đánh giá kết quả sản xuất vụ mùa – hè thu 2017. Đây là vụ chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ diễn biến thời tiết cực đoan và dịch bệnh trên cây trồng, nhưng nhờ nỗ lực đồng bộ và quyết tâm cao, các địa phương vẫn duy trì khá ổn định kết quả sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 47,7 nghìn ha, vượt 4,4% kế hoạch, tương đương cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây lương thực có hạt khoảng 36,8 nghìn ha, sản lượng 15,8 vạn tấn, đạt 93,8% kế hoạch; diện tích cây ăn quả có múi 8,08 nghìn ha, tăng 622 ha so với năm 2016; từ đầu năm đến nay đã chuyển đổi trên 1,36 nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác... Cùng với kết quả khá ổn định của sản xuất trồng trọt, các lĩnh vực chăn nuôi – thú y, thủy sản, lâm nghiệp – kiểm lâm, thủy lợi, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản... cũng có nhiều diễn biến đáng ghi nhận. Trong đó, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh đang được duy trì trên 7,03 triệu con; sản lượng thủy sản cả năm ước đạt 7,3 nghìn tấn, tăng 1.071 tấn so với cùng kỳ; diện tích rừng trồng mới đến thời điểm này đã vượt 5,6% kế hoạch, độ che phủ rừng đạt 51,1%... Hiện, các địa phương đang khắc phục khó khăn, tập trung đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ đông 2017 với cơ cấu cây trồng chủ yếu là ngô sinh khối và rau đậu các loại. Tổng diện tích gieo trồng đến thời điểm này khoảng 8,2 nghìn ha, vượt 2,5% so với kế hoạch.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã thảo luận nhiều nội dung quan trọng và kiến nghị một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Nhìn chung, đại biểu thống nhất cao với kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2017 – 2018. Theo đó, toàn tỉnh sẽ tập trung gieo trồng lúa trà xuân muộn, đảm bảo luân canh hợp lý cho cả năm 2018 theo cơ cấu xuân muộn – mùa sớm – cây vụ đông. Cụ thể: Về trồng trọt, phấn đấu đạt tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 66 nghìn ha, trong đó, cây lương thực có hạt 36 nghìn ha, cây công nghiệp 3,2 nghìn ha, mía 8,5 nghìn ha, rau đậu các loại 5,3 nghìn ha, trồng mới 589 ha cây ăn quả có múi. Về chăn nuôi, tiếp tục phát triển theo hướng tập trung công nghiệp tại các trang trại, gia trại, đồng thời giữ ổn định tổng đàn gia súc, gia cầm. Về thủy sản, phấn đấu sản lượng cả năm đạt khoảng 6,4 nghìn tấn, trong đó tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá lồng bè. Về lâm nghiệp, đảm bảo độ che phủ rừng trên 50%. Đặc biệt, các địa phương cần khẩn trương khắc phục các công trình thủy lợi bị hư hỏng nặng sau đợt mưa lũ vừa qua và chủ động triển khai sớm chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2018 để đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ nhu cầu sản xuất vụ đông xuân 2017 – 2018.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung nguồn lực cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất nông nghiệp. Chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2017 - 2018, đồng chí nhấn mạnh: Dự báo vụ này sẽ có rét đậm, rét hại và khả năng khô hạn hơn cùng kỳ các năm. Do đó, các địa phương cần chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư nông nghiệp, tăng cường các biện pháp phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, tập trung gieo cấy trà lúa xuân muộn để chủ động tránh rét. Đặc biệt, đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo sản xuất ngay từ đầu vụ. Trong đó, chú trọng chỉ đạo quyết liệt chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị, phấn đấu thực hiện tốt chương trình "mỗi xã một sản phẩm chủ lực”. Ngoài ra, cần tăng cường chuyển giao kỹ thuật, đầu tư thâm canh và quản lý chất lượng giống, vật tư, phân bón đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; tích cực xây dựng các nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản đặc sản có thế mạnh của tỉnh; tăng cường nguồn lực để thực hiện hiệu quả các đề án khuyến nông trọng điểm, cải tạo vườn tạp, phát triển bưởi đỏ và các chính sách khác trong ngành nông nghiệp… Nhấn mạnh các chỉ tiêu định hướng trong kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2017 – 2018, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành nông nghiệp tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất, đề nghị các địa phương bám sát định hướng chung và cụ thể hóa đến từng địa bàn để đảm bảo thực hiện hiệu quả.


Thu Trang

Các tin khác

Không có hình ảnh

Ngô đông phủ xanh đồng đất Phú Lương

(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử trong 2 ngày 10 - 11/10, thế nhưng, bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) vẫn miệt mài, không cho đất nghỉ. Gần chục năm trở lại đây, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nông dân xã vùng sâu này lại cắt rạ làm vụ đông.

Công bố nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 12/11, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện. Tới dự có đại diện Bộ NN & PTNT, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN), Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh và tỉnh lân cận, cộng đồng người trồng cam cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Xây dựng thương hiệu Cam Lạc Thủy, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với TP Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động, trình độ thâm canh của huyện thích hợp và là những tiềm năng lớn, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Cố Nghĩa - hòa chung niềm tự hào Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Nói đến cam Lạc Thủy không thể không nói đến xã Cố Nghĩa - vùng đất được cho là "cái nôi” của cam Lạc Thủy, nơi mà từ những năm 1970 cây cam đã phủ xanh các triền đồi, mang lại no ấm cho biết bao hộ dân sinh sống thuộc thị trấn nông trường Sông Bôi (cũ). Giờ đây, sau hơn 40 năm mất đi vị thế cây chủ lực, cây cam đang dần tìm lại chỗ đứng trên đất Cố Nghĩa, hứa hẹn trở thành cây đột phá về kinh tế và tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu nông sản được tự hào mang tên địa danh: Cam Lạc Thủy.

Xã Phú Thành phát triển vùng cam truyền thống

(HBĐT) - Vài năm trở lại đây, xã Phú Thành (Lạc Thủy) đã lựa chọn những lối đi bền vững. Bên cạnh việc nhân dân trên địa bàn tích cực đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất thì việc khai thác tốt tiềm năng thổ nhưỡng, phát triển mạnh mẽ trồng cây ăn quả, trong đó có cây cam theo hướng sản xuất hàng hoá đã tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ đối với đời sống cũng như thu nhập của một bộ phận không nhỏ người dân nơi đây.

Thanh Hà - đặt niềm tin thương hiệu Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Chúng tôi thăm vùng cam thị trấn Thanh Hà những ngày cuối thu. Nắng hanh vàng trải dài trên khu, khoảnh, vườn cam xanh mướt, quả sai như mong đợi. Nông dân chăm chỉ vun trồng. Tất cả đất trồng cây truyền thống lạc, đậu, vừng khi xưa đã được chuyển đổi sang trồng cam. Cam đang bước vào vụ thu hoạch, trái vàng mọng sà sát đất. Nông dân Thanh Hà hồ hởi, tin tưởng bước vào vụ thu hoạch cam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục