(HBĐT) - Đúng vào dịp công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cam, huyện Lạc Thủy tưng bừng tổ chức hội chợ Cam nhằm giới thiệu, quảng bá nhiều hơn sản phẩm nông nghiệp xứng tầm thương hiệu của địa phương mình.


Hàng trăm hộ sản xuất, kinh doanh, trang trại trong cộng đồng người trồng cam, hàng nghìn người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã đến sân vận động xã Cố Nghĩa – nơi diễn ra lễ công bố và hội chợ để thưởng lãm, thăm quan và chứng kiến sự kiện quan trọng này. Đồng chí Trần Đức Minh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: lần đầu tiên một sản phẩm nông nghiệp của huyện được cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể là niềm vinh dự, tự hào ghi nhận những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong phát triển vùng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam.


Nhớ lại vào những năm 1970 của thế kỷ trước, cam Lạc Thủy đã được Nông trường sông Bôi, nay là công ty TNHH MTV sông Bôi đưa về trồng với nguồn gốc là cam Xã Đoài, cam Sông Con xuất xứ từ tỉnh Nghệ An. Thời điểm năm 1984, cam Lạc Thủy đã được xuất sang thị trường Liên Xô cũ với sản lượng 700 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng trồng. Tuy nhiên phải đến những năm 2007 trở về đây sau một thời gian dài trầm lắng, cam Lạc Thủy mới được thúc đẩy phát triển và lựa chọn là cây thế mạnh của địa phương. Với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp trồng cây có múi, cây cam trên đất Lạc Thủy có mẫu mã đẹp, chất lượng ngon, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng. Tính đến nay, diện tích trồng cây có múi toàn địa bàn đạt 996ha, trong đó cây cam chiếm tới 67,1% tổng diện tích. Cơ cấu giống chủ yếu là Xã Đoài, V2 và Đường canh, năng suất bình quân 25 – 30 tấn/ha, giá trị hàng hóa 500 triệu đồng – 600 triệu đồng/ha.

Hôm nay đây, đặc sản cam Lạc Thủy đã có mặt trên thị trường với thương hiệu riêng làm nức lòng cộng đồng người trồng cam và người dân bản xứ. Ông Ngô Đình Khởi, chủ nhà vườn ở thôn Liên Phú, xã An Lạc phấn khởi cho biết: Chúng tôi đã đón đợi sự kiện này rất lâu. Tin tưởng rằng với tiếng lành đồn xa, sản phẩm cam, bưởi của quê hương Lạc Thủy sẽ vươn tới thị trường trong và ngoài khu vực, vùng cam sẽ ngày càng mở rộng hơn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Với bà Nguyễn Thị Hảo, một chủ nhà vườn khác đến từ xã Liên Hòa tham gia gian hàng hội chợ thì việc cam Lạc Thủy có thương hiệu riêng là thành quả của cộng đồng người trồng cam nói riêng và toàn huyện nói chung. Bà mừng rỡ vì giờ đây cam Lạc Thủy được khẳng định uy tín, chất lượng và quảng bá rộng khắp.


Những gian hàng cam Lạc Thủy rực rỡ thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Trong những ngày diễn ra sự kiện công bố nhãn hiệu tập thể và hội chợ, 60 gian hàng của 60 chủ nhà vườn chủ yếu đến từ các xã Cố Nghĩa, Liên Hòa, Phú Thành, An Lạc, Đồng Môn đã trưng bày và giới thiệu những sản phẩm vùng cam tiêu biểu nhất đến khách thăm quan. Đông đảo người tiêu dùng ấn tượng bởi màu sắc rực rỡ của cam lòng vàng, việc bày trí được các chủ nhà vườn chú trọng khéo léo phô diễn và bắt mắt. Đặc biệt là khi nếm thử những múi cam đã ở vào độ chín, ai nấy đều ưa thích bởi cam Lạc Thủy mang vị ngọt đậm đà, thơm lâu, vỏ mỏng, ít hạt, quả to đều và màu sắc sáng đẹp. Chính vì thế mà sức tiêu thụ cam trở nên "nóng” ở hội chợ Cam. Theo đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN & PTNT huyện, từ nay đã có thương hiệu cho Cam Lạc Thủy. Chúng tôi sẽ khai thác, sử dụng và phát huy huy giá trị, đồng thời động viên, hướng dẫn người trồng cam mở rộng diện tích, thực hiện đúng quy trình canh tác, tăng cường sử dụng các loại thuốc sinh học, phân bón hữu cơ để cung cấp ra thị trường những sản phẩm sạch, an toàn. Mặt khác, trong thời gian tới sẽ có thêm các hội chợ cam được tổ chức, hoàn thiện hệ thống nhận diện, bao bì, nhãn mác và phát triển các kênh phân phối sản phẩm để cam Lạc Thủy ngày một vươn tầm.


Bùi Minh

Các tin khác

Không có hình ảnh

Huyện Đà Bắc dành 1,5 tỷ đồng xây dựng nhà văn hoá xóm

(HBĐT) - Những năm qua, cơ sở vật chất văn hóa được huyện Đà Bắc chú trọng xây dựng và nâng cấp. Tuy nhiên đến nay, hệ thống cơ sở vật chất văn hóa của các xã còn thiếu thốn. Toàn huyện có 119/163 thôn, xóm (chiếm 73%) có nhà văn hóa nhưng phần lớn chưa đạt chuẩn. Các thôn chưa có khu thể thao đạt chuẩn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác

(HBĐT) - Tân Lạc là vùng đất tiềm năng về nông sản, hơn thế 93,49% dân số sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, đất nông nghiệp của huyện chỉ chiếm 14,3% diện tích đất tự nhiên. Bởi vậy, trong những năm qua, huyện đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong sản xuất nông nghiệp.

Ngô đông phủ xanh đồng đất Phú Lương

(HBĐT) - Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng của trận mưa lũ lịch sử trong 2 ngày 10 - 11/10, thế nhưng, bà con xã Phú Lương (Lạc Sơn) vẫn miệt mài, không cho đất nghỉ. Gần chục năm trở lại đây, sau khi thu hoạch vụ hè thu, nông dân xã vùng sâu này lại cắt rạ làm vụ đông.

Công bố nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”

(HBĐT) - Ngày 12/11, huyện Lạc Thủy đã tổ chức lễ công bố đón văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” cho các sản phẩm cam của huyện. Tới dự có đại diện Bộ NN & PTNT, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH & CN), Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Phía tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, thường trực HĐND, UBND, lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh và tỉnh lân cận, cộng đồng người trồng cam cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn.

Xây dựng thương hiệu Cam Lạc Thủy, tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Lạc Thủy là huyện vùng núi thấp của tỉnh, tiếp giáp với TP Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, rất thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, cây ăn quả. Đặc biệt, huyện có điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, nguồn lao động, trình độ thâm canh của huyện thích hợp và là những tiềm năng lớn, phát triển các loại cây ăn quả, cây có múi có giá trị kinh tế cao như: cam, quýt, bưởi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Cố Nghĩa - hòa chung niềm tự hào Cam Lạc Thủy

(HBĐT) - Nói đến cam Lạc Thủy không thể không nói đến xã Cố Nghĩa - vùng đất được cho là "cái nôi” của cam Lạc Thủy, nơi mà từ những năm 1970 cây cam đã phủ xanh các triền đồi, mang lại no ấm cho biết bao hộ dân sinh sống thuộc thị trấn nông trường Sông Bôi (cũ). Giờ đây, sau hơn 40 năm mất đi vị thế cây chủ lực, cây cam đang dần tìm lại chỗ đứng trên đất Cố Nghĩa, hứa hẹn trở thành cây đột phá về kinh tế và tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu nông sản được tự hào mang tên địa danh: Cam Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục