(HBĐT) - Năm 2017, Chương trình hợp lực (Dự án Thêm cây) bước vào giai đoạn III. Kể từ năm 2010 đến nay, tại 2 huyện Dự án là Đà Bắc và Cao Phong đã thành lập, duy trì 58 nhóm nông dân sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ và thành lập 2 HTX. Qua đánh giá của Dự án về loại hình HTX có 8/8 chỉ số đều đạt.
HTX Nông, lâm nghiệp, Dịch vụ và Môi trường Cao
Sơn đảm nhiệm việc tổ chức thu mua, khai thác, kết nối thị trường giúp đảm bảo
lợi nhuận của các thành viên và nông dân.
HTX Nông, lâm nghiệp, Dịch vụ và Môi trường Cao
Sơn (Đà Bắc) có cấu trúc tổ chức hiện nay gồm 5 người trong Hội đồng quản trị,
3 người trong Ban giám đốc, 1 người ở bộ phận tài chính, 1 người ở Ban kiểm
soát và 19 thành viên chính thức, 20 thành viên không chính thức. Toàn thể
thành viên HTX đã nắm vững mục đích tập hợp các cá nhân, tổ/nhóm nông dân hoạt
động về lâm nghiệp quy mô nhỏ để cung cấp các dịch vụ tư vấn giúp tăng hiệu quả
sử dụng đất và tài sản trên đất với các hỗ trợ về dịch vụ, vật tư, khoa học, kỹ
thuật, khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm về lâm nghiệp… đảm bảo tăng lợi
nhuận, bảo vệ môi trường sinh thái và lợi ích của các thành viên. Thông qua vận
động, giới thiệu về HTX tới các nhóm nông dân và người dân bằng các cuộc họp,
gặp gỡ trực tiếp, đồng thời quá trình vận hành đã điều chỉnh điều lệ HTX giảm
mức đóng góp vốn, có chính sách ưu tiên đối với thành viên khi sử dụng các dịch
vụ do HTX cung cấp, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh
doanh nên từ chỗ có 7 thành viên, đến nay HTX đã thu hút 19 thành viên chính
thức, 20 thành viên không chính thức tham gia. 100% thành viên tuân thủ tuyệt
đối theo điều lệ HTX.
HTX Nông, lâm nghiệp và Dịch vụ Xuân Phong (Cao Phong)
thành lập tháng 5/2015 cũng có cấu trúc tương tự với 21 thành viên chính thức.
Phần lớn các thành viên nắm được cấu trúc và mục đích thành lập. Hồi đầu thành
lập, HTX có 7 thành viên nhưng thông qua vận động, giới thiệu về HTX và triển
khai linh hoạt các hoạt động từ giảm mức đóng góp vốn/phí thành viên, chính
sách ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ… đến nay, HTX đã có 21 thành viên, tăng
vượt chỉ số (tối thiểu mỗi HTX có 20 thành viên). 100% thành viên của HTX tuân
thủ tuyệt đối theo điều lệ.
Qua báo cáo tài chính của HTX Xuân Phong, đến hết quý
III/2017 đạt được 70% kế hoạch sản xuất, kinh doanh đề ra, lợi nhuậõn đạt được
gần 46 triệu đồng, ước hoàn thành 100% kế hoạch năm. Báo cáo tài chính của HTX
Cao Sơn đến hết quý III/2017 đạt gần 76 triệu đồng, được đánh giá đã hoàn thành
trên 100% sau khi kết thúc quý IV. Trong 30 nhóm nông dân của huyện Đà Bắc đã
có 12 nhóm sử dụng thường xuyên các dịch vụ của HTX, chiếm tỷ lệ 40%. Loại hình
dịch vụ sử dụng chủ yếu là cây giống và khai thác. 100% thành viên chính thức
đều sử dụng dịch vụ. Qua tổng hợp phiếu khảo sát của khách hàng, có trên 90%
khách hàng được hỏi hài lòng về các dịch vụ do HTX cung cấp. Tại huyện Cao
Phong có 12/28 nhóm nông dân sử dụng thường xuyên các dịch vụ của HTX, đạt 43%
tổng số nhóm. Loại hình dịch vụ sử dụng chủ yếu là cây giống và phân bón. Trên
85% khách hàng được hỏi hài lòng về các dịch vụ do HTX cung cấp.
Theo đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch Hội
Nông dân tỉnh: Qua 7 năm với nguồn viện trợ của tổ chức DDS Đan Mạch, Hội Nông dân là đơn vị thực hiện đã hoàn
thành các mục tiêu quan trọng đặt ra. Thông qua dự án giúp lựa chọn và đào tạo
các tập huấn viên tốt nhất về các lĩnh vực, làm cầu nối giữa nông dân, nhóm hộ
và HTX, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, năng lực về kỹ thuật, thương mại, thông tin
thị trường, tín dụng và tiết kiệm của các hộ thành viên. Đặc biệt, trong số
những tập huấn viên qua quá trình đào tạo của Dự án đã trưởng thành lên, kỹ
năng đứng lớp thuần thục. Có những người từ tập huấn viên sau phấn đấu, đi học
và đến nay được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo ở cấp xã như anh Hoàng Văn Long hiện
là Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Phong, anh Bàn Văn Chung là Phó Chủ tịch Hội
Nông dân xã Hiền Lương, anh Xa Văn Phích là Chủ tịch Hội CCB xã Cao Sơn…
Chương trình hợp lực (Dự án Thêm cây III) sẽ thực hiện
đến hết tháng 2/2019 với mục tiêu đóng góp vào sự phát triển của các chiến lược,
chính sách, chương trình quốc gia thúc đẩy các mô hình khả thi về HTX lâm
nghiệp nông dân như là các công cụ để đảm bảo thu nhập, sử dụng đất bền vững và
thích ứng với khí hậu. Cụ thể đến năm 2018, các HTX độc lập và tự chủ về kinh
tế với 750 thành viên ở 58 nhóm lâm nghiệp quy mô nhỏ ở 2 huyện dự án Cao Phong,
Đà Bắc sẽ hoạt động độc lập, có đủ năng lực để cung cấp các dịch vụ khuyến lâm,
tiếp thị gỗ và cây giống giúp tăng thu nhập cho nông dân trong lâm nghiệp quy
mô nhỏ.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thời gian qua, trên một số trang báo điện tử đưa thông tin về việc cam Cao Phong đang đứng trước nguy cơ "vỡ trận” vì diện tích kinh doanh ngày càng tăng, năng suất tăng nhưng giá bán lại giảm mạnh làm cho người trồng cam điêu đứng vì khó tiêu thụ. Để làm rõ những thông tin nêu trên, chúng tôi đã về Cao Phong để tìm hiểu vấn đề này.
(HBĐT) - Những năm qua, các chương trình tín dụng ưu đãi của phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc đã giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
(HBĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Bằng, xã Tây Phong (Cao Phong) được hình thành từ năm 2004, ban đầu có 13 thành viên, dư nợ 106 triệu đồng.
(HBĐT) - Chương trình tín dụng cho vay hộ mới thoát nghèo được NHCSXH huyện Đà Bắc triển khai cho vay từ năm 2015. Đối tượng được vay vốn là các hộ đã từng là hộ nghèo, cận nghèo nay đã thoát nghèo (thời gian thoát nghèo tính từ khi hộ nghèo, hộ cận nghèo ra khỏi danh sách tối đa trong vòng 3 năm).
(HBĐT) - Mấy ngày gần đây, trời rét đậm kéo dài kèm theo mưa phùn, độ ẩm cao khiến chị Nguyễn Thị Tuyết (tổ 6, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình) thấp thỏm lo lắng cho diện tích rau vụ đông của gia đình trồng ở ngoài bãi ven sông Đà. Cũng như các hộ trồng rau màu khác trong khu vực, gia đình chị đang tích cực áp dụng các biện pháp chống rét để bảo vệ thành quả lao động của mình.
(HBĐT) - Theo Cổng TTĐT Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vừa giao UBND tỉnh Hòa Bình thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích xây dựng nhà ở công nhân (1,81 ha), khu tái định cư (1,8 ha), xây dựng trường mầm non (0,7 ha), đất hành lang kè suối Đúng, đất cây xanh theo quy định của pháp luật có liên quan.