(HBĐT) - Phát huy sức trẻ, sự nhiệt huyết và tinh thần xung kích, ĐV-TN huyện Tân Lạc đã có những việc làm cụ thể, đóng góp thiết thực vào công cuộc xây dựng NTM ở địa phương…


Đồng chí Cao Viết Đồng, Bí thư Huyện đoàn Tân Lạc cho biết: Hàng năm, Huyện Đoàn xây dựng kế hoạch và yêu cầu các cơ sở Đoàn lựa chọn các công việc phù hợp với hoạt động của Đoàn Thanh niên và yêu cầu của địa phương trong xây dựng NTM để tổ chức thực hiện. Theo đó, trong năm 2017, Huyện Đoàn đã huy động được trên 10.000 lượt ĐV-TN tham gia xây dựng NTM; đưa vào sử dụng 14 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nhà văn hóa các KDC, trị giá trên 98 triệu đồng. Xây dựng 4 sân khấu nổi ở nhà văn hóa của thị trấn Mường Khến, xã Bắc Sơn, Nam Sơn và Ngổ Luông. Ngoài ra, ĐV-TN đã phát quang, tu sửa trên 47 km đường liên thôn, liên xóm; đổ bê tông 1 km đường GTNT; nạo vét 10,5 km các tuyến mương nội đồng; thu gom 15 m3 rác thải tại các khu vực tập trung đông dân cư.


ĐV-TN xã Mãn Đức (Tân Lạc) tham gia làm đường giao thông ở xóm Khì.

"Bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động được Đoàn Thanh niên chú trọng. Năm qua, Huyện đoàn đã tổ chức 14 cuộc ra quân bóc, xóa các biển quảng cáo dán tràn lan, dẹp hành lang đường giao thông theo đúng quy định. Đồng thời, nạo vét 25 bể nước, 34 giếng nước công cộng; cắm 14 biển cấm đổ rác, tổ chức 13 đợt phun thuốc tiêu độc khử trùng và trồng 1.750 cây xanh tại các nhà văn hóa, trụ sở UBND và dọc tuyến đường các xã vùng cao, trồng hoa tại các đoạn đường thanh niên tự quản” - đồng chí Bí thư Huyện Đoàn cho biết thêm.

Với mục tiêu cùng chung sức giúp đỡ các xã về đích đúng theo kế hoạch, trong những năm qua, tuổi trẻ Tân Lạc đã tập trung nhiều hoạt động ở các xã làm điểm trong xây dựng NTM. Ngoài làm đường GTNT, mô hình thắp sáng đường quê là một trong những dấu ấn đậm nét làm thay đổi bộ mặt các làng quê trong huyện. Hiện nay, mô hình đã và đang được triển khai ở hầu hết các thôn, xóm trên địa bàn huyện. "Từ khi xây dựng mô hình thắp sáng đường quê không chỉ giúp bà con đi lại thuận tiện vào buổi tối mà còn giúp đảm bảo tình hình ANTT trên bịa bàn xã. Do đó, bà con ở các thôn, xóm rất nhiệt tình ủng hộ”, đồng chí Bùi Văn Tân, Bí thư Đoàn xã Tuân Lộ cho biết.

Năm 2016, xã Mãn Đức đã cán đích xây dựng NTM. Để có được kết quả đó không thể không kể đến vai trò của ĐV-TN trong xã. Theo đồng chí Bùi Văn Phận, Bí thư Đoàn xã Mãn Đức cho biết, từ khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, Đoàn thanh niên xã được giao nhiệm vụ tham gia làm đường GTNT với bà con, đồng thời bảo đảm vấn đề vệ sinh môi trường. Sau khi được tuyên truyền, vận động, ĐV-TN trong xã đã tham gia nhiệt tình, trở thành lực lượng nòng cốt, đóng góp hàng nghìn ngày công lao động. "Mãn Đức đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nhưng chúng tôi ý thức rằng phải tiếp tục đóng góp công sức để giữ gìn và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Hiện nay, ngoài việc tổ chức các hoạt động phát quang đường làng, ngõ xóm, xã đang phát động trồng hoa ở các đoạn đường thanh niên tự quản”, đồng chí Bí thư Đoàn xã Mãn Đức chia sẻ.

Theo đồng chí Bí thư Huyện Đoàn Tân Lạc cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được, năm nay, Huyện Đoàn tiếp tục tuyên truyền, vận động ĐV-TN tham gia xây dựng NTM và bảo vệ môi trường. Tháng 1 vừa qua, Huyện Đoàn đã tổ chức khởi công xây dựng 7 công trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nhà văn hóa của 7 xóm thuộc xã Đông Lai và thị trấn Mường Khến. "Trong năm 2018, chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng thêm sân khấu nổi ở nhà văn hóa khu dân cư, khu vui chơi cho trẻ em, tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ môi trường và chung tay xây dựng đường GTNT. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thiện nguyện, xung kích vì cuộc sống cộng đồng”, đồng chí Cao Viết Đồng, Bí thư Huyện Đoàn Tân Lạc nhấn mạnh.


Viết Đào

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục