Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 8/9 gửi Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường; Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước và Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 (bão Yagi) tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Các siêu thị ở Hà Nội dồi dào hàng hóa, sức mua vừa phải (ảnh chụp tại Vinmart Võ Thị Sáu lúc 10 giờ ngày 7/9). Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Trong công văn nêu, trước tình hình cơn bão số 3 (bão Yagi) gây nhiều thiệt hại và có thể gây ảnh hưởng đến tình hình thị trường trong nước, nhằm tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão. 

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do bão Yagi gây ra.
 
Chỉ đạo toàn lực lượng quản lý thị trường giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do ảnh hưởng của bão Yagi hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính. Đặc biệt, phối hợp với cơ quan truyền thông, thông tin công khai về nguyên nhân, hình thức xử lý với tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thiên tai hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.

Bộ trưởng yêu cầu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước bám sát diễn biến của thị trường trong nước, tình hình cung cầu hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng vật tư phục vụ nhu cầu sửa chữa, phục hồi sau bão Yagi; phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường để đảm bảo ổn định thị trường và cung cầu hàng hóa.

Ngoài ra, Bộ trưởng cũng lưu ý Thủ trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tập trung, quyết liệt chỉ đạo việc quản lý theo địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là với các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy móc, thiết bị và đồ gia dụng.

Đặc biệt, báo cáo ngay với Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cũng như UBND tỉnh, thành phố tình trạng, nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý đối với biến động bất thường về giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn được giao quản lý.

Phân công lãnh đạo, công chức trực 24/24 giờ để chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do bão Yagi gây ra để thu lời bất chính.

Cùng đó, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm đảm bảo ổn định giá cả, cung - cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bản tỉnh, thành phố.

Mặt khác, duy trì chế độ trực, thông tin báo cáo theo quy định về tình hình thị trường, kịp thời nhận diện hành vi, thủ đoạn vi phạm pháp luật thương mại mới có thể phát sinh trong điều kiện thời tiết mưa bão, lũ lụt; triển khai kiểm tra, xử lý đối với tất cả các hành vi vi phạm theo thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, thương nhân kinh doanh hợp pháp.

Bộ Công Thương đề nghị UBND các tình, thành phố chỉ đạo Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng trên địa bàn tập trung triển khai việc quản lý, giám sát thị trường ở từng địa phương. Ngoài ra, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông trên thị trường nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo không để xảy ra vi phạm liên quan đến găm hàng, nâng giá bất hợp pháp; bám sát diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu của những mặt hàng thiết yếu trên địa bàn.


Theo TTXVN

Các tin khác


Sau bão số 3, nhiều tuyến giao thông bị chia cắt

Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến 7h30’ ngày 8/9, trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều điểm, tuyến giao thông bị chia cắt.

Huyện Lạc Thuỷ thiệt hại trên 100 ha lúa và hoa màu do mưa bão

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, từ chiều 6/9 đến 18h ngày 7/9, do ảnh hưởng của mưa bão, một số diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn bị đổ (thiệt hại từ 30 - 50%), đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó, lúa bị đổ gẫy khoảng 118 ha. Không có thiệt hại về nhà cửa, công trình giao thông và công trình thuỷ lợi.

Bão số 3 gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng cho huyện Lạc Sơn

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Lạc Sơn, ảnh hưởng của bão số 3 với những đợt gió giật mạnh và mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng, chủ yếu về tài sản, hoa màu của nhân dân và một số công trình điện lưới trên địa bàn các xã, thị trấn.

PC Hoà Bình tập trung lực lượng, chủ động ứng phó với bão số 03

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã triển khai đồng bộ các giải pháp, sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo cấp điện an toàn, cũng như kịp thời xử lý các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện trước trong và sau khi bão đổ bộ vào đất liền.

Huyện Cao Phong: Bám sát địa bàn, kịp thời hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 3

Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Tại cấp huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện theo địa bàn được phân công phụ trách đã chủ động nắm bắt tình hình và trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3. Liên tục từ chiều 6/9, các đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) huyện thường xuyên đi kiểm tra tình hình thực tế, xuống từng nhà dân, đến từng địa điểm xung yếu để bám nắm địa bàn và có chỉ đạo kịp thời, cụ thể.

Đảm bảo cung ứng hàng hóa ổn định phục vụ người dân “chống” bão số 3​​​​

Đó là khẳng định của đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương khi trao đổi với phóng viên sáng 7/9/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục