Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, tính đến 7h30’ ngày 8/9, trên địa bàn toàn tỉnh có nhiều điểm, tuyến giao thông bị chia cắt.
Mưa bão làm sạt lở đường tại xóm Nhõi Trong, xã Dũng Phong (Cao Phong)
Cụ thể: sạt lở
taluy dương gây tắc đường tại 5 vị trí, trong đó 4 vị trí thuộc tuyến ĐT.433; 1
vị trí trên tuyến ĐT.448.
11 ngầm ngập sâu từ
0,3-1m gây tắc đường, bao gồm: Ngầm Khăm (Bình Sơn, Kim Bôi); ngầm Khoang Chua,
Bai Vo (Xuân Thủy, Kim Bôi); ngầm Trầm (Tân Minh, Đà Bắc); ngầm Bãi Nai (Mông
Hóa, TP Hòa Bình); ngầm Sáng 2 (Đú Sáng, Kim Bôi); ngầm xóm Sạn (Sơn Thủy, Mai
Châu); ngầm Phong Phú (Phong Phú, Tân Lạc); ngầm Úi 1 (Lỗ Sơn, Tân Lạc); ngầm
An Thịnh (Thanh Sơn, Lương Sơn); ngầm Tân Sơn (Lỗ Sơn, Tân Lạc).
Hiện tại, trên tuyến
đường tỉnh 433, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức phân luồng, các phương tiện đã
có thể lưu thông từ thành phố Hòa Bình đến ngầm Suối Láo (Km24+800, thuộc địa
phận huyện Đà Bắc).
Tại Km16+350,
ĐT.439 là vị trí công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, hiện tại đang cấm đường
do nguy cơ sạt lở cao, đơn vị đã phối hợp cùng UBND xã Bao La, UBND huyện Mai
Châu phân luồng giao thông. Các phương tiện lưu thông từ Km10+200 đi theo xóm
Bước, xóm Băng ra xã Piềng Vế tại Km16+700 và ngược lại.
Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, Cơn
bão số 3 đã làm sạt lở taluy dương tại 7 vị trí trên các tuyến đường tỉnh với tổng
khối lượng đất, đá khoảng 2.800 m3; sạt lở taluy dương 1 vị trí với chiều dài
khoảng 6m; 1 tàu du lịch mang số đăng ký HB-0716, thuộc HTX vận tải Thái Thịnh
đang neo đậu tại khu vực Cảng Bích Hạ bị chìm. Hiện, lực lượng chức năng đang
phối hợp tiến hành trục vớt.
P.V
Đó là khẳng định của đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương khi trao đổi với phóng viên sáng 7/9/2024.
Để ứng phó với bão số 3, người dân các địa phương chủ động kiểm tra, gia cố lồng bè, đảm bảo an toàn cho đàn thủy sản.
Chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi), Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an tỉnh khẩn trương tuyên tuyền, vận động, hướng dẫn các hộ và hợp tác xã kinh doanh vận tải đường thủy triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
Năm 2024 tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung cả năm là 9%. Theo đánh giá của UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều khó khăn, thách thức, cùng với diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến KT-XH của tỉnh. Cùng với đó, hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn gặp nhiều khó khăn do sự suy giảm trong sản xuất và tiêu thụ. Trong bối cảnh đó, KT-XH của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt thấp, 6 tháng đầu năm ước chỉ đạt 1,81%, thấp hơn so với trung bình cả nước. Kết quả này đặt ra nhiệm vụ rất nặng nề trong những tháng cuối năm.
Trước diễn biến nguy hiểm, phức tạp của bão số 3 (bão YAGI), các ngành, đơn vị chuyên môn đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với diễn biến của bão và mưa lũ. Trong đó, công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại các tuyến đường trong tỉnh được gấp rút đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, hạn chế tối đa rủi ro, thiệt hại do bão gây ra.
Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế hiệu quả. Nhờ đó, diện mạo đô thị ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.