Nhằm đáp ứng những yêu cầu mới nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án một luật sửa 4 luật (Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu).
Ảnh minh họa. (Ảnh: LINH KHOA)
Cơ quan soạn thảo tiếp tục đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cắt giảm thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, chỉ quy định trách nhiệm của cấp quyết định chủ trương đầu tư trong việc bảo đảm nguồn vốn và khả năng cân đối vốn thực hiện chương trình, dự án, nhất là quy định cho phép tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập như chủ trương đã được Quốc hội thông qua.
Nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công tập trung vào năm nhóm chính sách lớn, như nhóm chính sách về luật hóa các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về các cơ chế, chính sách thí điểm đã được Quốc hội cho phép áp dụng và phát huy hiệu quả cơ chế trong thời gian qua; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, địa phương trong quản lý thực hiện dự án, kế hoạch đầu tư công; nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, đa dạng hóa các hình thức, phương thức quản lý, thực hiện dự án, huy động năng lực quản lý và nguồn lực của địa phương, các thành phần kinh tế khác trong thực hiện dự án đầu tư công.
Việc sửa đổi Luật Đầu tư công lần này cũng nhằm thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi nhà tài trợ nước ngoài, đồng thời cắt giảm, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, làm rõ một số quy định còn có cách hiểu khác nhau và bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để xử lý một số vấn đề phát sinh nhưng chưa được quy định cụ thể trong luật hiện hành.
Đây cũng chính là những vấn đề đang gặp nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, khiến cho hoạt động giải ngân gặp rất nhiều khó khăn, khiến đầu tư công chưa có sức bật, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội như kỳ vọng.
Để luật đi vào cuộc sống, việc nâng cao chất lượng từ khâu soạn thảo dự án luật là rất quan trọng. Theo đó, các quy định đề ra phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đầu tư công và các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Xây dựng. Có như vậy mới giải quyết được những bất cập cố hữu trong hoạt động quản lý, sử dụng vốn đầu tư công nhiều năm nay, từ đó khơi thông các nguồn lực trong nền kinh tế để phục vụ cho tăng trưởng.
Theo Báo Nhân Dân
Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, từ chiều 6/9 đến 18h ngày 7/9, do ảnh hưởng của mưa bão, một số diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn bị đổ (thiệt hại từ 30 - 50%), đang trong thời kỳ thu hoạch, trong đó, lúa bị đổ gẫy khoảng 118 ha. Không có thiệt hại về nhà cửa, công trình giao thông và công trình thuỷ lợi.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Lạc Sơn, ảnh hưởng của bão số 3 với những đợt gió giật mạnh và mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại gần 2 tỷ đồng, chủ yếu về tài sản, hoa màu của nhân dân và một số công trình điện lưới trên địa bàn các xã, thị trấn.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã triển khai đồng bộ các giải pháp, sẵn sàng các phương án ứng phó, đảm bảo cấp điện an toàn, cũng như kịp thời xử lý các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện trước trong và sau khi bão đổ bộ vào đất liền.
Cũng như các địa phương trong tỉnh, huyện Cao Phong tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3. Tại cấp huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện theo địa bàn được phân công phụ trách đã chủ động nắm bắt tình hình và trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3. Liên tục từ chiều 6/9, các đoàn công tác của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT,TKCN&PTDS) huyện thường xuyên đi kiểm tra tình hình thực tế, xuống từng nhà dân, đến từng địa điểm xung yếu để bám nắm địa bàn và có chỉ đạo kịp thời, cụ thể.
Đó là khẳng định của đồng chí Dương Quốc Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương khi trao đổi với phóng viên sáng 7/9/2024.
Để ứng phó với bão số 3, người dân các địa phương chủ động kiểm tra, gia cố lồng bè, đảm bảo an toàn cho đàn thủy sản.