UBND tỉnh ban hành Công điện số 27/CĐ-UBND, ngày 12/9/2024 về đảm bảo an toàn đê điều trên các sông thuộc địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Tuyến đường từ phường Kỳ Sơn đi xã Thịnh Minh, thành phố Hoà Bình sạt lở nguy cơ gây ngập úng vùng hạ lưu sông Đà.
Theo đó, để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn đê điều, phòng chống lũ trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; các đồng chí Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai các văn bản của Tỉnh uỷ, Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh về ứng phó với thiên tai, bão lũ, trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Bí thư Huyện ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố không chủ quan, lơ là, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công các đồng chí trong Ban Thường vụ, thành viên UBND huyện, thành phố trực tiếp tới các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống lũ, hộ đê, trong đó tập trung:
Rà soát, kiểm tra, triển khai trên thực tế phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều xung yếu theo phương châm "4 tại chỗ”; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, máy móc, thiết bị, nhất là tại các trọng điểm xung yếu để kịp thời triển khai hộ đê, xử lý các sự cố ngay từ giờ đầu.
Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo cấp báo động, bảo đảm đúng quy định của Luật Đê điều, kịp thời phát hiện, xử lý ngay các sự cố có thể xảy ra, không để bị động, bất ngờ.
Tiếp tục rà soát, triển khai ngay các phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sinh sống tại các khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao (sạt lở, lũ quét, lũ ống…), đặc biệt là các khu vực ngoài bãi sông khi có lũ; kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm, trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa người dân quay lại nơi ở cũ khi chưa đủ điều kiện an toàn để bảo đảm tính mạng của nhân dân.
Khẩn trương rà soát, kiểm tra đánh giá tình hình sạt lở bờ sông, bờ suối trên lưu vực các sông: sông Đà, sông Bùi, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Mã… và các sông, suối trong khu vực; có phương án đảm bảo an toàn cho người dân và các cơ sở hạ tầng xung quanh khi xảy ra mưa lũ lớn khiến nước sông, suối lên nhanh, gây mất an toàn.
Sở NN&PTNT theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác phòng, chống lũ, hộ đê theo cấp báo động để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều. Trong đó, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các tuyến đê từ cấp III trên địa bàn TP Hòa Bình; tăng cường công tác tuần tra tại các tuyến đê cấp III trên địa bàn TP Hòa Bình, phát hiện sai phạm, ảnh hưởng đến an toàn đê điều; kiểm tra các vị trí xung yếu khi Công ty Thủy điện Hòa Bình thực hiện đóng, mở cửa xả lũ; phối hợp UBND TP Hòa Bình xử lý nghiêm các vi phạm đê điều theo quy định hiện hành, nhằm đảm bảo an toàn đê điều mùa mưa lũ.
Bộ CHQS tỉnh chỉ đạo, tổ chức bảo đảm quân đội là lực lượng chủ lực thực hiện nhiệm vụ hộ đê theo đúng quy định; yêu cầu Ban CHQS các huyện, thành phố, các lực lượng đóng chân trên địa bàn chủ động phối hợp UBND huyện, thành phố rà soát các phương án hộ đê, sẵn sàng triển khai lực lượng tại các vị trí trọng điểm xung yếu để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
Công an tỉnh triển khai thực hiện công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các khu vực sơ tán dân cư đi và đến, trật tự an toàn giao thông, sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương thực hiện cứu hộ cứu nạn, ứng phó lũ lớn.
Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các địa phương, Công ty Thủy điện Hòa Bình và các chủ hồ chứa, thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện, bảo đảm an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du.
Sở Giao thông vận tải triển khai công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, không để xảy ra sự cố đối với phương tiện giao thông thủy gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều, các cầu qua sông, nhất là trên các tuyến sông có lũ lớn.
Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, kịp thời dự báo, cảnh báo thiên tai cho các địa phương, cơ quan liên quan biết để phòng chống, ứng phó...
Đ.H(TH)
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và các đợt mưa bão trong tháng 7, 8, 9/2024, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to đã gây sạt lở taluy âm, lún sụt nền mặt đường trên đoạn tuyến Km3+500 đường tỉnh 445 thuộc phường Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình, làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Từ hơn 10 ngày trước, nông dân tại các vùng trồng quýt Ôn Châu trên địa bàn huyện Cao Phong bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Hàng năm, vào khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9, quýt Ôn Châu là loại quả mở đầu cho mùa thu hoạch cây ăn quả có múi của huyện Cao Phong nói riêng, vùng cây ăn quả có múi của tỉnh nói chung.
Cơn bão số 3 khiến rất nhiều khách hàng ở tỉnh Hoà Bình mất điện. Để khắc phục sự cố, ngành điện đã huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) tập trung xử lý, khắc phục để cấp điện trở lại cho khách hàng.
Năm 2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục thực hiện công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới thông qua Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). 6 sản phẩm được huyện tập trung hỗ trợ hoàn thiện và chuẩn hoá theo kế hoạch, gồm: muối hạt dổi, măng chua, chả ốc, vịt cổ xanh, bột nghệ gia vị, trứng gà thảo dược.
Chiều 10/9, UBND tỉnh tổ chức họp thường kỳ tháng 8 đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) 9 tháng năm 2024; cho ý kiến vào các dự thảo báo cáo trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.