Ngày 8/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư cho nhân dân các xã vùng hồ sông Đà, huyện Đà Bắc và các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng thuộc Đề án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, giai đoạn 2021 - 2025 tại huyện Đà Bắc. 


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng.

Theo đó, dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Tổng vốn giao từ năm 2021 - 2023 là 85 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao. Tổng số vốn giao năm 2024 là 50 tỷ đồng, đã giải ngân 17,956 tỷ đồng, đạt 36% kế hoạch vốn giao. UBND huyện Đà Bắc chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã thuộc vùng đề án rà soát, lập phương án sản xuất phù hợp với thực tế của địa phương, gồm chăn nuôi gia súc (trâu, bò), nuôi trồng thủy sản (cá lồng), hỗ trợ trực tiếp (phân bón), trồng rừng... Từ đó chủ động lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn các xã.

Tại buổi kiểm tra, lãnh đạo huyện Đà Bắc đề xuất, kiến nghị với tỉnh một số vấn đề nhằm thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ được giao trong thời gian tới như: Quan tâm điều chỉnh, bố trí bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch đầu tư công năm 2024, 2025 cho dự án; cấp kinh phí để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất và Đề án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2021 - 2025; ban hành quy định mức chi đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn tỉnh.

Kết luận buổi kiểm tra, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực của các cấp, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong thực hiện dự án. Tuy nhiên, đến nay dự án thực hiện tiến độ chậm, chưa đạt yêu cầu. Đồng chí đề nghị chủ đầu tư bố trí nhân công, thiết bị máy móc; có tiến độ cụ thể đến hết năm 2024, mục tiêu chỉ đạo đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, có khối lượng giải ngân kế hoạch vốn; các đơn vị phối hợp có khối lượng thanh toán ứng. Rà soát lại khối lượng đến hết năm so với kế hoạch vốn. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ. Các đơn vị thi công tiếp tục tăng cường nhân lực, thiết bị, huy động máy móc trên toàn tuyến. Giao UBND huyện Đà Bắc bàn giao mặt bằng toàn tuyến để triển khai thi công đồng loạt; chỉ đạo các ban, ngành từ huyện đến xã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng.

Nằm trong chương trình công tác, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác đã kiểm tra hiện trường các dự án; gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng cầu thuộc xóm Mó Nẻ, xã Vầy Nưa, thuộc Dự án nâng cấp tuyến đường liên xã Vầy Nưa, Tiền Phong, huyện Đà Bắc.

Lê Huệ
(Cổng Thông tin điện tử tỉnh)

Các tin khác


Công bố và trao chứng nhận nhãn hiệu "Cá Dầm xanh Mai Châu" 

Ngày 7/11, tại xã Vạn Mai, UBND huyện Mai Châu đã tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ, chứng nhận "Cá Dầm xanh Mai Châu" cho sản phẩm cá của huyện Mai Châu. Dự và trao văn bằng bảo hộ có đại diện lãnh đạo Sở KHCN, lãnh đạo UBND huyện Mai Châu; lãnh đạo 5 xã: Vạn Mai, Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu, Sơn Thuỷ và 30 hộ dân nuôi cá được cấp chứng nhận nhãn hiệu của các xã.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt công tác quản lý nhà nước về đất đai

Những năm gần đây, huyện Lạc Thủy tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đúng quy định pháp luật. Công tác thanh, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường (TN&MT) được thực hiện thường xuyên hơn, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành trong quản lý nhà nước về TN&MT trên địa bàn huyện.

Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Vinh danh, chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu tỉnh Hòa Bình năm 2024 không chỉ là niềm tự hào của các nhà sản xuất, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Những sản phẩm được vinh danh mang đậm bản sắc văn hóa và tiềm năng thương mại lớn, giúp quảng bá rộng rãi hình ảnh của Hòa Bình đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đây cũng là bước đệm vững chắc cho các cơ sở CNNT từng bước phát triển.

Xã Ngọc Sơn trăn trở tìm hướng tiêu thụ nông sản

Là 1 trong 3 xã thuộc cụm vùng cao huyện Lạc Sơn, xã Ngọc Sơn có tiềm năng, lợi thế về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường tiêu thụ nông sản gặp khó, giá sụt giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống của người dân. Theo rà soát, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã hiện chiếm trên 40%.

Nhiều giải pháp tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3

Gia hạn nợ và cơ cấu lại thời gian trả nợ; tư vấn, hỗ trợ tài chính chuyên sâu; áp dụng chương trình giảm lãi suất tùy theo mức độ thiệt hại của khách hàng (KH)… Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai các giải pháp tín dụng nhằm hỗ trợ KH là người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

150 gian hàng tham gia Hội chợ Thương mại và du lịch huyện Yên Thuỷ

Tối 6/11, tại Sân vận động huyện Yên Thủy, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Thương mại, du lịch tỉnh phối hợp UBND huyện tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và du lịch huyện Yên Thủy năm 2024 với chủ đề "Yên Thủy – vùng đất tiềm năng. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Yên Thủy. Dự hội chợ có lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; các sở, ngành tỉnh và huyện Yên Thuỷ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục