Trong những năm qua, ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển tích cực, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Với định hướng chuyển đổi sang chăn nuôi bền vững, các hộ nông dân và doanh nghiệp trong tỉnh từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.
Hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn tỉnh đạt trên 10 triệu con. Trong đó, tổng đàn trâu đạt khoảng 114 nghìn con, đàn bò đạt 92,6 nghìn con, đàn lợn khoảng 539 nghìn con và đàn gia cầm phát triển trên 9 triệu con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng tháng ước đạt hàng nghìn tấn, đảm bảo nguồn cung thực phẩm cho thị trường, đặc biệt trong các dịp lễ, Tết. Hiện trên toàn tỉnh có 33 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, được đầu tư bài bản về con giống, chuồng trại, hệ thống xử lý môi trường, đảm bảo chất lượng đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, có 5 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi và trên 300 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cung cấp thức ăn đáp ứng nhu cầu sản xuất của người chăn nuôi.
Thời gian tới, tỉnh hướng tới phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi sạch, đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được khuyến khích nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
H.Y
Về xóm Ót, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) những ngày đầu năm dễ dàng nhận thấy những ngôi nhà mới còn thơm mùi nước sơn được xây dựng khang trang, đời sống người dân ấm no, hạnh phúc. Những năm gần đây cây bí xanh dần trở thành cây trồng giúp nhiều nhà nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tại xóm Ót, mô hình trồng bí xanh ngày càng được nhân rộng, trở thành mô hình chủ lực giúp người dân thoát nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Sáng 14/2, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thi công và công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư Dự án cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình).
Thanh toán không dùng tiền mặt đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, giúp tối ưu hóa thời gian, chi phí, đồng thời đảm bảo tính an toàn và minh bạch. Với những nỗ lực trong công tác chuyển đổi số, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hoà Bình) đang triển khai các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt (TTTĐKDTM) để đem lại sự tiện lợi cho khách hàng.
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 1/2025 tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định.
Phát huy những lợi thế, tiềm năng nhằm thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông sản của tỉnh, đặc biệt là qua hoạt động xuất khẩu, năm qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các ngành, đơn vị liên quan đã phối hợp thực hiện nhiều giải pháp để đưa nông sản Hòa Bình đến gần hơn với những thị trường khó tính trên thế giới.
Sau mỗi dịp Tết cổ truyền, sản lượng điện thường có xu hướng tăng cao. Trước thực trạng này, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số công tơ và hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.