Mía tím được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Cao Phong, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha. Ảnh: Nông dân xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía đến kỳ thu hoạch.

Mía tím được xác định là một trong những cây trồng chủ lực của huyện Cao Phong, cho thu nhập trên 150 triệu đồng/ha. Ảnh: Nông dân xóm Bảm, xã Tây Phong chăm sóc vườn mía đến kỳ thu hoạch.

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh. Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM của tỉnh, cây mía được xác định là một trong những loại cây trồng chủ lực góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững cho nông dân.

 

Trong những năm qua, diện tích mía trên địa bàn xã Nam Phong không ngừng tăng cả về diện tích và sản lượng. Theo lãnh đạo xã, cây mía được xem là phù hợp với đồng đất Nam Phong, kể cả ở diện tích đất có độ dốc vừa phải, mía vẫn phát triển tốt. Nông dân trong xã đã mạnh dạn đưa mía lên đồi. Đến nay, diện tích mía tím của xã đạt 280 ha. Bên cạnh những xóm có lợi thế về đất, người dân ở địa bàn xóm đặc biệt khó khăn như các xóm Đúc, Ong 1, Ong 2 có tổng diện tích trên 100 ha. Riêng xóm Ong 1 có 56 hộ, cả 56 hộ đều trồng mía, nhiều hộ có thu nhập cao nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hiện nay, xã có trên 90% hộ trong 969 hộ dân đã chuyển sang trồng mía. Theo tính toán của người dân, với diện tích 2.000 - 3.000 m2/hộ, sau khi trừ mọi chi phí thu lãi 25 - 30 triệu đồng.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Cao Phong cho biết: Nhiều năm nay, cây mía tím là cây giảm nghèo hiệu quả cho nông dân. Tính trung bình mỗi ha mía tím cho thu nhập từ 150- 200 triệu đồng. Hiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm của cây mía tím rất thuận lợi, thương lái đến tận vườn đặt mua. Huyện có định hướng chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng mía cho thu nhập khá.

 

Theo quy hoạch mía giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ trồng 10.000 ha mía, phấn đấu đạt sản lượng 750.000 tấn, trong đó mía tím trồng đạt 7.200 ha, năng suất 76 tấn /ha, sản lượng 547.200 tấn, mía nguyên liệu 2.800 ha, năng suất 72 tấn /ha, sản lượng 201.600 tấn. Quy hoạch trên đòi hỏi phải có các giải pháp tích cực nhằm khuyến khích nông dân tiếp tục mở rộng diện tích trồng mía, trong đó, khâu quan trọng là lựa chọn giống tốt phù hợp với từng loại đất. Cần có các biện pháp thiết thực hỗ trợ nông dân về vốn vay, chăm sóc kỹ thuật và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm; xây dựng thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chí cánh đồng lớn.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh cho biết: Mía là một trong những cây chủ lực trên địa bàn tỉnh, trong năm 2012 - 2013, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã thực hiện Đề tài “phục tráng, bảo tồn và phát triển mía tím Hòa Bình”. Tổng số mẫu thu thập 300 cá thể (dòng) mía tím ưu tú, đại diện cho 5 huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy và Kim Bôi. Thời gian thực hiện từ tháng 2/2012 tại trại sản xuất giống cây trồng Bình Thanh (xã Bình Thanh, huyện Cao Phong). Quy mô thí nghiệm 2.000 m2. Kết quả năm 2013, chúng tôi đã phục tráng thành công giống mía tím tại huyện Cao Phong, hiện nay đang lưu giữ gen tại Trung tâm Giống cây trồng. ý nghĩa khoa học của đề tài là cơ sở xây dựng thương hiệu giống mía tím; bổ sung và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh; nâng cao nhận thức cho địa phương về tầm quan trọng của việc bảo tồn, phục tráng giống mía tím. Đây là con đường cung cấp nguồn giống sạch bệnh, đảm bảo tiêu chuẩn cho công nghệ nuôi cấy mô. Với mục tiêu phục tráng giống mía tím có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ phát triển các vùng trồng mía tím tại tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho người trồng mía.

 

      

                                                                                 Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục