Theo 2 quyết định được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ngày 12-8, các NSƯT Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu, Thoại Miêu, Thanh Ngân, Bùi Cường, Trần Hạnh… được truy tặng, phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND).
Nghệ sĩ Giang Châu (bìa phải) nhận danh hiệu NSƯT cùng đợt
với nghệ sĩ Minh Vuơng và
Thanh Tuấn năm 2007, nhưng đáng tiếc ông không được đón niềm vui một lần nữa với
hai đồng nghiệp - Ảnh: LINH ĐOAN
Theo
đó, có 5 nghệ sĩ được truy tặng danh hiệu NSND gồm các Nghệ sĩ ưu tú: Trần Ngọc
Châu (Giang Châu), Bùi Văn Cường (Bùi Cường), Trần Quang Hùng, Nguyễn Đăng
Toàn, Đoàn Anh Tuấn; và 8 nghệ sĩ được truy tặng danh hiệu NSƯT.
Đây là những nghệ sĩ đã qua đời trong quá trình
xét hồ sơ phong tặng NSND, NSƯT năm 2019.
Ngoài ra, 79 cá nhân được phong tặng danh hiệu
NSND, trong đó có những cái tên đáng chú ý như Thoại Miêu, Thanh Ngân, Trần
Hạnh, Chiều Xuân… và 299 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT.
Như vậy, tổng cộng có 84 nghệ sĩ được truy tặng,
phong tặng danh hiệu NSND và 307 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSƯT đợt
này.
Kỳ xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm nay sau nhiều
căng thẳng, ồn ào và cả nước mắt thì cũng đã có được kết quả đáng mong đợi với
nhiều công chúng và nghệ sĩ.
Bởi
những nghệ sĩ tài năng và được công chúng yêu mến dù không đủ tiêu chuẩn như
quy định hiện hành nhưng cuối cùng cũng đã được thỏa nguyện. Đặc biệt là với
các trường hợp như NSND Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu… mà Tuổi Trẻ đã
tích cực nói lên tiếng lòng của nghệ sĩ và công chúng.
Một điều đáng tiếc, nghệ sĩ Giang Châu đã không
kịp đợi tin vui. Ông "Trùm sò" đã qua đời hồi tháng 5 năm nay, sau
một thời gian chiến đấu với nhiều trọng bệnh.
TheoTuoitre
(HBĐT) - Thật lạ kỳ khi ở thời buổi cuộc sống ngày càng gấp gáp, hối hả như hiện nay mà vẫn có biết bao người phụ nữ trong tỉnh vẫn thủy chung, đam mê, nuôi dưỡng mái tóc và hạnh phúc khi sở hữu mái tóc dài đẹp vô cùng làm tương tư, xao xuyến biết bao người.
(HBĐT) - Nghề mây, tre đan tại xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã có từ hàng trăm năm nay. Trải qua biết bao thế hệ, những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm luôn được những người thợ nâng niu, gìn giữ. Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xã từng bước hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 9/8, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, UBND huyện Kim Bôi phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học "Đồi thông hai mộ - từ di cảo đến di sản”. Dự tọa đàm có lãnh đạo và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, lãnh đạo huyện Kim Bôi và gia đình văn sỹ Tùng Giang – Vũ Đình Trung.
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đem đến cho người nghệ sĩ những lợi thế sáng tác, tiếp cận công chúng; song cũng đặt ra không ít thách thức với giới mỹ thuật nước nhà trong việc cập nhật, ứng dụng công nghệ và đáp ứng những yêu cầu của "sân chơi" nghệ thuật hiện đại.
(HBĐT) - Ngày 7/8, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) phối hợp với Bảo tàng di sản văn hóa Mường tổ chức khai mạc lớp tập huấn chiêng Mường cho 60 học viên là học sinh lứa tuổi từ 10-15 tuổi và nhóm hội viên phụ nữ, thanh niên (nhóm 25-35 tuổi).
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.