Thế giới bước vào năm 2024 với nhiều kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương lớn sẽ sớm hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra trong 6 tháng đầu năm nay cho thấy xu hướng lãi suất cao trong thời gian dài vẫn chiếm ưu thế và chưa có cơ sở chắc chắn cho triển vọng đảo ngược chính sách tiền tệ thắt chặt tại các nền kinh tế phát triển toàn cầu.


Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ở Washington, DC. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong biên bản cuộc họp chính sách ngày 11-12/6 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), được công bố ngày 3/7, các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã khuyến nghị cách tiếp cận thận trọng trước khi bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Điều này giải thích cho lý do vì sao các thành viên FOMC nhất trí giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong hai thập kỷ, nhằm đưa lạm phát xuống mục tiêu dài hạn 2% mà không gây thiệt hại quá nhiều cho thị trường lao động hoặc nền kinh tế nói chung. Biên bản cuộc họp có đoạn nêu rõ các quan chức Fed chưa nhận thấy những điều kiện phù hợp để hạ lãi suất liên bang và cần có thông tin rõ ràng hơn để củng cố niềm tin rằng lạm phát đang tiến tới mức mục tiêu 2%.

Tương tự, ngày 20/6, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức 5,25% sau 7 phiên họp liên tiếp gần đây.

Mặc dù đã hạ lãi suất đi 0,25 điểm phần trăm, lần đầu tiên kể từ năm 2019, vào ngày 6/6, nhưng trong phát biểu ngày 1/7, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết, cơ quan này cần thêm thời gian để khẳng định lạm phát đang quay về mức mục tiêu 2%. Bà Lagarde lưu ý các số liệu kinh tế tích cực cho thấy việc hạ lãi suất hiện không phải là yêu cầu cấp bách.

Nhận định của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ tại Mỹ, Anh và EU minh họa cho "bức tranh” thị trường tài chính mà Ngân hàng Thế giới (WB) đã phác thảo trong bản dự báo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới năm 2024, phát hành tháng 6/2024, trong đó cảnh báo về một kịch bản "lãi suất cao hơn trong thời gian dài”.

Theo WB, lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm nhưng vẫn trên mức mục tiêu ở hầu hết các nền kinh tế phát triển và ở khoảng 1/4 các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi. Lãi suất tăng mạnh đã làm giảm lạm phát nhưng không gây ra tình trạng mất việc làm trên diện rộng và các gián đoạn khác ở Mỹ hoặc các nền kinh tế lớn khác.

Nửa cuối năm 2024, triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục đi theo hướng giảm tăng trưởng, giữa bối cảnh bất ổn tăng cao, đặc biệt là khi nước Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống cam go sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, với những ẩn số chưa chắc chắn về cơ cấu chính trị có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát quốc gia.
 
Lộ trình chính sách tiền tệ từ nền kinh tế lớn nhất thế giới được coi là "kim chỉ nam” cho các quyết sách từ các ngân hàng trung ương khác. Đánh giá về triển vọng lãi suất của Mỹ, các nhà quan sát tin rằng Fed sẽ chỉ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 9/2024 với duy nhất một lần điều chỉnh trong năm nay. WB dự báo lãi suất toàn cầu trong ba năm tới sẽ vẫn gấp đôi mức trung bình giai đoạn 2000-2019, kìm hãm tốc độ tăng trưởng và gây thêm áp lực nợ đối với các quốc gia thị trường mới nổi đã vay bằng đồng USD.

Tại châu Á, các thị trường đang nỗ lực thích ứng với tác động "âm ỉ” từ việc giữ nguyên lãi suất trong tháng thứ 11 liên tiếp của Fed và xu hướng lãi suất toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức cao. Chỉ số Bloomberg Asia Dollar Index đã giảm 13% trong ba năm qua khi dòng vốn "hướng” về nước Mỹ, làm giảm giá trị đồng tiền của khu vực. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, rủi ro từ việc dòng vốn chảy đi khỏi các thị trường mới nổi dường như không quá lo ngại.

Giám đốc ban châu Á-Thái Bình Dương của IMF, Krishna Srinivasan, nói các ngân hàng trung ương ở châu Á nên điều chỉnh chính sách tiền tệ dựa trên các yếu tố cơ bản của từng nền kinh tế, không nên quá tập trung vào quỹ đạo lãi suất của Fed.

Ở những nền kinh tế lạm phát vẫn tăng cao, các ngân hàng trung ương có thể cần duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, ở những nền kinh tế có lạm phát lõi (không bao gồm biến động giá thực phẩm và năng lượng) thay đổi ngang bằng hoặc gần bằng mức mục tiêu, dư địa để giảm lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm nay.

Theo TTXVN

Các tin khác


Tổng thống Nga Putin bình luận về màn tranh luận đầu tiên giữa ông Biden-Trump

Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận chỉ xem một vài trích đoạn trong vòng tranh luận tổng thống đầu tiên của cuộc bầu cử Mỹ 2024 giữa hai ứng viên Joe Biden-Donald Trump.

Quốc hội Nga thông qua sửa đổi ngân sách năm 2024

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 4/7, Duma Quốc gia (Quốc hội) Nga đã thông qua các sửa đổi đối với ngân sách liên bang năm 2024 trong lần đọc thứ hai và thứ ba.

Thủ tướng Đức nêu quan điểm về lệnh ngừng bắn giữa Ukraine và Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Berlin không ủng hộ bất kỳ lời kêu gọi ngừng bắn nào khiến Kiev phải thừa nhận thất bại trong cuộc xung đột với Liên bang Nga.

Nga đánh giá về đề xuất ngừng bắn của Thủ tướng Hungary

Đề xuất của Hungary được đưa ra trong bối cảnh Hungary bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng châu Âu.

Lây lan bệnh ngoài da nguy hiểm ở trẻ em Gaza

Tình trạng lây lan các bệnh nhiễm trùng da từ ghẻ đến thủy đậu, chấy, chốc lở, phát ban... đang phản ánh một trong những tác động nặng nề và thực tại tàn khốc của cuộc xung đột giữa Phong trào Hồi giáo Hamas với Israel tại Dải Gaza.

Sáu người thiệt mạng do bão Beryl, Caribe tiếp tục báo động

Siêu bão Beryl quét qua vùng biển Caribe đã khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và nhiều người mất tích, gây quan ngại khắp khu vực. Tuy nhiên, đến chiều 2/7 (giờ địa phương), bão đã giảm xuống cấp 4 sau khi đạt cấp mạnh nhất trong thang bão Saffir-Simpson gồm 5 cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục