Thủ tướng Nga Putin hôm nay đã có chuyến công du Ấn Độ mà trọng tâm là ký kết hàng loạt hợp đồng vũ khí trị giá nhiều tỷ đô la với đồng minh cũ thời Chiến tranh Lạnh của Mátxcơva.

 

 

Theo giới chức Nga, Putin sẽ ký hơn chục hợp đồng trị giá khoảng 10 tỷ USD vào ngày hôm nay, trong đó gồm một thỏa thuận giải quyết vấn đề còn tồn tại đối với cuộc mua bán tàu sân bay được tu sửa lại từ thời Liên Xô cũ, tàu Đô đốc Gorshkov.

 

Những hợp đồng khác bao gồm một hợp đồng bán cho Ấn Độ 29 chiến đấu cơ MiG và một thỏa thuận lắp đặt thêm thiết bị cho các nhà máy hạt nhân ở bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ.

 

Việc bán tàu Đô đốc Gorshkov đã gặp trục trặc bởi hàng loạt tranh cãi về giá cả và việc chuyển giao đã bị chậm nhiều lần, làm Mátxcơva lo ngại rằng Ấn Độ có thể đang cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào các thiết bị vũ khí của Nga.

 

Trợ lý chính sách ngoại giao của ông Putin, Yury Ushakov, cho hay thỏa thuận mới sẽ “phù hợp với cả hai bên” và gạt tranh cãi sang một bên.

 

Nga cung cấp 70% thiết bị quân sự của Ấn Độ nhưng những năm gần đây New Delhi đã để mắt tới các nhà cung cấp khác, trong đó có Israel và Mỹ.

 

Mối quan hệ nồng ấm giữa Mátxcơva và New Delhi có từ những năm 1950. Nhưng Ấn Độ những năm gần đây cũng muốn cân bằng tình bạn này bằng cách củng cố mối quan hệ với Washington.

 

Cùng với Brazil, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ là một phần của nhóm được gọi là BRIC, nhóm những nền kinh tế đang phát triển lớn, nỗ lực thúc đẩy một nền kinh tế thế giới đa cực, không bị Mỹ thống trị.

 

Với hơn 7,5 tỷ USD trong năm 2009, doanh số thương mại này được cho là rất nhỏ và hai nước đang hướng tới mục tiêu 20 tỷ đô la tới năm 2015.

 

Theo giới chức Ấn Độ, năng lượng đang nổi lên là vấn đề tập trung mới trong hợp tác giữa nước Nga giàu dầu lửa và khí đột và Ấn Độ đang khát, luôn tìm kiếm các nguồn năng lượng mới nhằm cung cấp cho nền kinh tế đang phát triển của nước này.

 

Quan chức ngoại giao Ấn Độ Ajay Bisaria nhấn mạnh rằng New Delhi đã đầu tư 2,8 tỷ USD vào một dàn khoan dầu ở đảo Sakhalin, ngoài khơi bờ biển phía đông của Nga và đang đàm phán với các công ty Rosneft, Gazprom để có thêm hợp đồng tại miền bắc Nga.

 

 

                                                                          Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Biểu tình ở thủ đô Athens phản đối kế hoạch kinh tế khắc khổ của chính phủ Hy Lạp.
Không có hình ảnh
Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và Tổng thống Hamid Karzai.

Thủ tướng Hy Lạp kêu gọi: Hạn chế đầu cơ tài chính

Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 9-3, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết, ông Obama đã ủng hộ đề nghị “hạn chế các hoạt động đầu cơ tài chính” mà theo Hy Lạp đã làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ của nước này.

Niềm kiêu hãnh bị tổn thương

Hình ảnh chủ tịch hãng Toyota, Akio Toyoda, ngỏ lời xin lỗi trước Hạ viện Mỹ trên màn ảnh nhỏ đã làm người Nhật ngỡ ngàng

Nấc thang mới căng thẳng trong quan hệ Lybia với phương Tây và Mỹ

Quan hệ giữa Lybia và Thụy Sĩ bị đẩy thêm một bước căng thẳng sau khi vừa qua Tripoli tuyên bố áp đặt cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Thụy Sĩ .

Thời tiết thay đổi, thế giới khốn đốn vì hạn hán

Rất nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang phải gánh chịu đợt hạn hán nghiêm trọng bất thường do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, khiến hàng chục triệu người dân mưu sinh dọc các con sông bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

CHDCND Triều Tiên đặt quân đội trong tình trạng báo động

Hãng thông tấn CHDCND Triều Tiên KCNA ngày 9-3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố Bình Nhưỡng sẵn sàng cho cả đối thoại lẫn chiến tranh với Mỹ, đồng thời tiếp tục tăng cường khả năng hạt nhân để đáp trả các mối đe dọa và khiêu khích quân sự của Mỹ.

Hậu bầu cử Quốc hội tại Iraq: Khó khăn còn ở phía trước

Theo giới truyền thông nước ngoài, đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi Iraq tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội hôm 7/3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục