Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 9-3, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết, ông Obama đã ủng hộ đề nghị “hạn chế các hoạt động đầu cơ tài chính” mà theo Hy Lạp đã làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ của nước này.

Tổng thống Obama coi sáng kiến này là có ích, quan trọng, và cam kết sẽ đưa vấn đề “hạn chế đầu cơ tài chính” vào chương trình nghị sự trong phiên họp thượng đỉnh của G20 vào tháng 6 tới.

Trong khi Hy Lạp đang vật lộn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ lớn nhất châu Âu từ trước tới nay, thì Thủ tướng Papandreou cho rằng, những nhà đầu cơ đang kiếm được hàng tỷ USD mỗi ngày bằng cách đặt cược vào thất bại của Hy Lạp. Đó là lý do ông đến Washington không phải để yêu cầu hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ.

Ngược lại, Hy Lạp muốn người Mỹ sẽ có các quy định chặt chẽ hơn liên quan tới hoạt động của các quỹ đầu cơ, cũng như hành vi đầu cơ ngoại tệ mà Hy Lạp đang là nạn nhân. Cụ thể, ông yêu cầu Mỹ và các nhà lãnh đạo khác hạn chế việc sử dụng các hình thức trao đổi nợ tín dụng, đó là các hợp đồng bảo hiểm, tương tự như những hợp đồng đã đẩy Tập đoàn Bảo hiểm Mỹ (AIG) tới bờ vực phá sản.

Đồng EUR và USD: “con bài” của giới đầu cơ tài chính.

Theo giới phân tích tài chính, giới đầu cơ đang lợi dụng Hy Lạp, “tấn công” đồng EUR để trục lợi. Họ bán đồng EUR ra để mua vào USD. Động thái này khiến cho đồng EUR liên tục mất giá.

Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến nay, đồng EUR đã mất giá khoảng 5% so với USD. Sau khi có lãi, các nhà đầu cơ lại thế chấp để vay, rồi bán tiếp thế chấp mua USD vào. Đây chính là hình thức của các hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS). Tức đem nợ xấu EUR bán đi, thu lại bằng USD. Vòng quay cứ như vậy, khiến cho tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp ngày càng trầm trọng.

Đây là cách mà nhà tài phiệt G. Soros từng dùng để “tấn công” Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) khiến cho ngân hàng này phải “đầu hàng” năm 1986 và 1992. Nhà tỷ phú này cũng đã dùng phương thức này để “giật dây” cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và đỉnh điểm là ở Thái Lan vào năm 1997.

Cuộc họp tại Nhà Trắng đánh dấu kết thúc chuyến công du 4 nước Đức, Pháp, Luxembourg và Mỹ của Thủ tướng Papandreou, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho những giải pháp mới của Hy Lạp đối phó với thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng.

Trước đó, trong buổi tọa đàm tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng “CDS đang trực tiếp gây ra những khó khăn chồng chất cho Hy Lạp. Các nhà đầu cơ đang lợi dụng tình hình này để phá hủy đồng EUR và kiếm lợi từ việc này, đó chính là những gì chúng ta phải ngăn chặn”.

Đó là lý do mà Thủ tướng Papandreou muốn châu Âu và châu Mỹ phải ngăn chặn giới đầu cơ, những kẻ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà bỏ qua hậu quả lớn đối với hệ thống kinh tế, chưa đề cập tới hậu quả về người, mất việc, mất nhà, mất lương hưu. 

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục