Từ 20 giờ 30 đến 21 giờ 30 ngày 27-3 (theo giờ địa phương của từng nước), người dân trên khắp hành tinh lại một lần nữa có cơ hội thể hiện ý thức của mình trong vấn đề chống biến đổi khí hậu khi cùng tham gia tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất.

Kể từ khi chiến dịch được phát động vào năm 2007 với duy nhất Australia, đến năm nay, 120 quốc gia trên thế giới đã đăng ký tham gia sự kiện này, tương đương khoảng 60% dân số toàn cầu. Với việc ngày càng nhiều nước hưởng ứng Giờ Trái đất, có thể nói chiến dịch tắt đèn “bật sáng” ý thức người dân về vấn đề khí hậu toàn cầu đã thành công.

Thường được biết đến là chiến dịch của Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), nhưng “hành động nhỏ mang ý nghĩa lớn” này xuất phát từ ý tưởng của một người đàn ông Australia có tên là Andy Ridley. Theo Ridley, ý tưởng của anh là nhằm giúp người dân, các doanh nghiệp, chính phủ trên toàn thế giới nhận thức được sự nguy hiểm của vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhà hát Opera ở Sydney, Australia không sáng đèn trong một giờ vì Trái đất năm 2009.

Một sự kiện mới xảy ra trong ngày 25-3 đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về hiện tượng biến đổi khí hậu đang làm thay đổi môi trường sống trên hành tinh của chúng ta. Đó là sự kiện một đảo đá nhỏ trong vịnh Bengal đang là lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Bangladesh đã chìm bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Giới khoa học lo ngại hiện tượng ấm lên toàn cầu khiến băng ở hai cực Trái đất tan vĩnh viễn và làm tăng mực nước biển.

Trong suốt một thập kỷ qua, các chuyên gia của khoa Hải dương thuộc Đại học Jadavpur tại TP Calcutta (Ấn Độ) đã nhận thấy mực nước trong vịnh Bengal tăng với tốc độ đáng báo động. Năm 2000, mực nước biển mới chỉ tăng thêm 3mm mỗi năm. Song trong thập kỷ qua nước biển tăng thêm khoảng
5 mm/năm.

Theo quan điểm của Ridley, các biện pháp “cứu” Trái đất chỉ là các hành động nhỏ xuất phát từ ý thức của mỗi con người và việc nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường là một yếu tố hàng đầu. Việc tiết kiệm năng lượng giúp hạn chế lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính thải ra ngoài môi trường rất lớn.

Theo thống kê của WWF, các hộ gia đình ở New Zealand sau khi sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng thay loại bóng sợi đốt thông thường đã giảm được trung bình gần 107.000 tấn CO2/năm, tiết kiệm được 25 triệu USD chi phí thanh toán các hóa đơn điện. Và việc tắt đèn trong một giờ chính là để nhắc nhở mọi người về “một hành động nhỏ cho thay đổi lớn”.

“Tôi hy vọng rằng mỗi giờ đều là Giờ Trái đất”, Ridley hào hứng chia sẻ về những mong ước cho chiến dịch Giờ Trái đất trong tương lai. Hy vọng của Ridley chính là thông điệp mà WWF gửi đến các công dân toàn cầu. Với khẩu hiệu “hành động nhỏ cho thay đổi lớn”, WWF kêu gọi mỗi người dân hãy cùng nhau hành động để ứng phó với mối hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. 

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục