Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sẽ bắt đầu chuyến thăm Nam Á vào ngày 15.12 nhằm cân bằng quan hệ với Ấn Độ và Pakistan.

Theo AFP, ông Ôn Gia Bảo sẽ đến Ấn Độ trước và trong 2 ngày lưu lại đây ông sẽ cùng các lãnh đạo New Delhi thảo luận về những vấn đề gây trở ngại quan hệ song phương.

Tại New Delhi, Thủ tướng Ôn, người từng tuyên bố thế giới “có đủ chỗ” cho Trung Quốc và Ấn Độ phát triển, sẽ tập trung vào mở rộng thương mại song phương, tăng cường hợp tác thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực. Tuy nhiên, Reuters dẫn lời Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Hồ Chính Dược hôm qua khẳng định mọi vấn đề đều “không nằm ngoài bàn thảo luận”.

Những vấn đề này bao gồm các tuyên bố chủ quyền của hai bên đối với các khu vực ở vùng núi Himalaya, vốn đã dẫn đến cuộc chiến năm 1962 và đang nổi lên trở lại với những tuyên bố gần đây của Bắc Kinh. Ấn Độ cũng lo ngại về những rào cản thương mại vốn góp phần gây ra thâm hụt mậu dịch khoảng 25 tỉ USD cho nước này trong năm nay. Một vấn đề khác là việc Trung Quốc ngần ngại trong việc ủng hộ Ấn Độ làm thành viên thường trực của HĐBA LHQ.

Hồi năm ngoái, Ấn Độ phản đối chính sách cấp thị thực khác cho cư dân Kashmir của sứ quán Trung Quốc. Theo Reuters, ông Hồ Chính Dược hôm qua thừa nhận New Delhi có thể nêu vấn đề này với ông Ôn. Ấn Độ cũng có thể sẽ đề cập chuyện Trung Quốc định xây một đập nước khổng lồ trên sông Yarlung Zangbo. Con sông này (phần hạ nguồn ở Ấn Độ mang tên Brahmaputra) chảy từ Tây Tạng qua Ấn Độ, Bangladesh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong khu vực.

Rời Ấn Độ, ông Ôn sẽ thăm Pakistan trong 3 ngày nhằm củng cố quan hệ được mô tả là “không hạn chế”. AFP dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết Trung Quốc sẽ tuyên bố mở rộng hợp tác trong 36 dự án phát triển ở nước này và sẽ ký các thỏa thuận về năng lượng, cơ sở hạ tầng và một số ngành khác. Thủ tướng Trung Quốc sẽ gặp các lãnh đạo và có bài phát biểu tại quốc hội nước này.

Chuyên gia Hồ Sĩ Sinh thuộc Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại ở Bắc Kinh, nhận định: “Chuyến thăm Ấn Độ nhằm cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau và hợp tác phát triển, nhưng mọi người đừng kỳ vọng quá cao”. Trong khi đó, nhà phân tích quốc phòng Pakistan Talat Masood nói: “Ngoài việc đến Ấn Độ, ông Ôn còn thăm thêm Pakistan để tái khẳng định Trung Quốc luôn đứng cạnh nước này”.

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục