Lập trường của Campuchia phương hại đến nỗ lực giành chiếc ghế không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm tới
Trong một động thái chưa có tiền lệ và gây thiệt hại, chủ tọa của hội nghị ASEAN vừa kết thúc đã đặt lợi riêng trên cả sự thống nhất và tình đoàn kết trong khu vực, theo nhận định của báo The Nation (Thái Lan).
Đô đốc Mỹ Samuel Locklear (giữa) tái cam kết ủng hộ Philippines, thành viên của ASEAN. Ảnh: THE NEWS
Trong lịch sử 45 năm của tổ chức này, các ngoại trưởng ASEAN chưa bao giờ thất bại trong việc đưa ra một tuyên bố chung - dù mơ hồ hoặc không dứt khoát - sau khi họ tranh cãi và cân nhắc. Trong quá khứ, có nhiều thời điểm gay go và nhiều bất đồng, ngay cả trong thời gian Campuchia có xung đột nhưng ASEAN không bao giờ kết thúc như thế này. Lần này, với tư cách là chủ tịch ASEAN, Campuchia đã thể hiện lập trường không khoan nhượng về biển Đông. Thay vì tìm tiếng nói chung trong số tất cả các bên có vấn đề quan ngại, như cách mà các chủ tịch ASEAN đã làm trong quá khứ, chủ tịch lần này lại quyết định đặt quyền lợi quốc gia của mình lên trên khối thống nhất ASEAN. Rốt cuộc, nó gây tác dụng ngược đối với Campuchia và ASEAN như một toàn thể.
Nó cũng phương hại đến nỗ lực của Campuchia giành chiếc ghế không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào năm tới. Cũng theo báo The Nation, sớm hay muộn gì Campuchia sẽ nhận ra rằng hành động của nước này đã hủy hoại lòng tin của khối ASEAN.
Kể từ khi Campuchia gia nhập ASEAN năm 1999, khối này đã nhanh chóng phát triển quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Trung Quốc là nước ủng hộ chủ yếu của Khmer Đỏ cho đến khi lực lượng này sụp đổ vào năm 1979. Trong 12 năm qua, Campuchia và Trung Quốc đã xây dựng các mối quan hệ song phương và hợp tác chặt chẽ chưa từng có trước đây và trong chừng mực khó lý giải, sự gắn bó của Bắc Kinh với Phnom Penh còn hơn cả những thành viên còn lại của ASEAN. Kể từ khi Campuchia giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN, quan hệ ASEAN - Trung Quốc luôn nằm dưới kính hiển vi của thế giới.
Sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN là cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của khối và việc duy trì sức mạnh để tạo lợi thế. Nếu mỗi thành viên chỉ dừng lại ở quyền lợi riêng của mình - như Campuchia đã làm - thì ASEAN không có tương lai. Sự đồng thuận của khối và chính sách không can thiệp cho phép mỗi thành viên theo đuổi lợi ích của riêng họ. Nhưng không có nguyên tắc nào của ASEAN cho phép chủ tịch luân phiên nắm lấy mọi thứ mà không cân nhắc tiếng nói của đa số.
Theo Báo NLĐ
Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.
Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.
Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.