Nhu cầu chi tiêu thấp cản trở đà tăng trưởng của giá cả đang là nỗi lo của Eurozone.

Nhu cầu chi tiêu thấp cản trở đà tăng trưởng của giá cả đang là nỗi lo của Eurozone.

Những chỉ số được công bố gần đây đang “phủ mây đen” lên nền kinh tế vốn ảm đạm của Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone). Trước những tác động từ cuộc khủng hoảng tại U-crai-na, con tàu kinh tế Eurozone đang có dấu hiệu “hụt hơi” và đứng trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy suy thoái mới.

 

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) C.La-gác-đơ cảnh báo, có 35% đến 40% khả năng Eurozone rơi trở lại suy thoái. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng của khu vực này xuống còn 0,8% trong năm 2014 và 1,3% trong năm 2015. Báo cáo mới công bố của Cơ quan thống kê Liên hiệp châu Âu (Eurostat) cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Eurozone trong tháng 8 vừa qua giảm 0,9% so tháng trước đó, tụt xuống còn 140,5 tỷ ơ-rô. Đây là tháng thứ ba liên tiếp hoạt động xuất khẩu của liên minh gồm 18 thành viên này sụt giảm, kéo theo sự đi xuống của thặng dư thương mại. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế khu vực trong quý II-2014 cũng “giẫm chân tại chỗ” với 0%. Thực tế này càng khiến nhiều người thêm bi quan, lo lắng về tương lai của nền kinh tế Eurozone, vốn đang bị đánh giá là mối rủi ro lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, nguy cơ “cơn bão” nợ công quay trở lại cũng đang khiến các nước thành viên trong khu vực phải lo âu. Tính riêng quý 1-2014, tổng nợ công của 18 thành viên Eurozone đã tăng lên mức tương đương 93,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn so mức 92,7% của quý trước đó. Các nước đang gánh chịu mức nợ công cao nhất khu vực là Hy Lạp (174,1% GDP), I-ta-li-a (135,6% GDP) và Bồ Đào Nha (132,9% GDP). Bản thân các “đầu tàu” kinh tế như Đức và Pháp cũng đang chao đảo. Báo cáo của Viện Thống kê và Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE) cho biết, mức nợ công của nước này đã lên đến đỉnh điểm và lần đầu tiên vượt ngưỡng 2.000 tỷ ơ-rô. Cụ thể, tổng nợ công của Pháp tính đến quý II-2014 đạt mức 2.023 tỷ ơ-rô, tương đương 95,1% GDP và vượt xa mức cho phép của EU là 60% GDP. Đây cũng là nguyên nhân “thổi bùng” lên tranh cãi giữa Pháp và “ngôi nhà chung” EU chung quanh vấn đề thâm hụt ngân sách, bởi trước đó chính Pa-ri cam kết đưa mức thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% GDP trong năm 2015, nhưng gần đây lại đột ngột đẩy lùi thời hạn đến năm 2017. Còn nền kinh tế Đức, “cỗ máy” của tăng trưởng toàn khu vực, cũng đang có những dấu hiệu đáng lo ngại. Chỉ số lòng tin đầu tư của Béc-lin tháng 10 đã hạ xuống mức thấp nhất trong gần hai năm qua. Lượng đơn đặt hàng, sản lượng công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu nước này trong tháng 9 sụt giảm mạnh.

Một vấn đề nổi cộm khác của các nước EU nói chung và Eurozone nói riêng là tình trạng giảm phát. Lạm phát của Eurozone đã giảm xuống 0,3% trong tháng 9 vừa qua và là mức thấp nhất kể từ tháng 10-2009 đến nay. Các doanh nghiệp cùng các hộ gia đình vẫn có xu hướng thắt chặt chi tiêu đã làm chậm đà tăng trưởng của giá cả.

Theo giới chuyên gia, những đòn trừng phạt giữa Nga và phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng tại U-crai-na là một trong các yếu tố chính dẫn đến sự tụt lùi của tăng trưởng kinh tế Eurozone thời gian qua. Việc Brúc-xen hạn chế xuất khẩu các trang thiết bị tiên tiến trong ngành dầu mỏ sang Nga và Điện Crem-lin “trả đũa” bằng lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm, hàng nông sản từ khối này đã làm niềm tin của các nhà đầu tư lung lay. Với thế giằng co của hai bên trong hiện tại, niềm hy vọng về sự phục hồi của kinh tế Eurozone đang ngày càng trở nên yếu ớt và trong vài năm tới, toàn bộ EU được dự báo có thể chịu thiệt hại tới hàng trăm tỷ USD từ các đòn trừng phạt của Mát-xcơ-va.

Điều đáng nói là, trong bối cảnh các gam màu tối đang phủ lên bức tranh kinh tế khu vực, giới lãnh đạo Eurozone lại không thể thống nhất chủ trương vực dậy nền kinh tế. Trong khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) M.Đra-ghi và Tổng thống Pháp P.Ô-lăng-đơ ủng hộ việc nới lỏng chi tiêu, khuyến khích đầu tư để khôi phục tăng trưởng kinh tế, thì Bộ trưởng Tài chính Đức V.Soi-blơ vẫn khẳng định quyết tâm của Béc-lin về việc duy trì các chính sách khắc khổ và cảnh báo, biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm trì hoãn các cuộc cải cách cần thiết sẽ rất nguy hiểm. Mặc dù vậy, những dấu hiệu “lao đao” của kinh tế Đức gần đây cũng khiến cho phong trào phản đối chính sách thắt chặt tài khóa ngày càng được ủng hộ.

Thực tế cho thấy, với những thông tin kinh tế ảm đạm và cuộc khủng hoảng chính trị tại U-crai-na đang diễn biến phức tạp, giới lãnh đạo khu vực Eurozone cần sớm gạt bỏ bất đồng, nhất trí các chủ trương chung nhằm thúc đẩy đầu tư trong dài hạn và “chèo lái” con tàu kinh tế Eurozone vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay.

 

 

                                                                    Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Vụ tấn công tại Moskva: Nghi phạm khai nhận được hứa trả 1 triệu ruble để xả súng

Theo hãng tin Sputnik của Nga, một trong những nghi phạm thực hiện vụ tấn công khủng bố ở tại nhà hát Crocus City Hall ở thủ đô Moskva của Nga tối 22/3 khai nhận được thuê để giết người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục